“Đọc vị” 6 lý do khiến trẻ thường xuyên quấy khóc

660

Trẻ thường xuyên quấy khóc trong ngày khiến mẹ càng thêm mệt mỏi. Để hạn chế dần và chấm dứt tình trạng này mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng.

Trẻ thường xuyên quấy khóc sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoại trừ các lý do đến từ bệnh tật thì chỉ những người thường xuyên chăm sóc bé như mẹ mới có thể quan sát và tìm ra đích xác lý do bắt đầu từ đâu.

Có 6 lý cơ bản khác mà theo bác sĩ Simon Ng, Bệnh viện Mount Alvernia, Singapore là dễ dàng gây ra tình trang quấy khóc:

Trẻ bị đói

Có vẻ như: Tiếng khóc của trẻ dao động từ nhỏ đến lớn phụ thuộc phần nhiều vào mức độ đói của bé. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát.

  • Bé di chuyển đầu lưỡi từ bên này sang bên kia như thể đang tìm kiếm núm ti.
  • Nếu mẹ lấy tay chạm vào khuôn mặt bé, bé có thể quay đầu theo hướng đó ngay, chắc chắn đang đói.
  • Bé cho ngón tay vào miệng, nút liên tục

Phải làm gì: Cho bé ăn ngay thôi mẹ nhé!

Thay tã cho con đi mẹ!

Có vẻ như: Bé cưng có thể khóc to hay rên rỉ vì đang bực bội với… cái tã ướt, bẩn. Vào ban đêm, làn da vùng kín ẩm ướt càn làm trẻ quấy khóc thường xuyên hơn.

Phải làm gì: Không để mặc bỉm, tã vải quá lâu. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều khóc khi tax dơ nhưng mẹ vẫn nên kiểm tra tax thường xuyên, chẳng hạn như sau khi cho bé ăn, để đảm bảo vùng kín luôn khô ráo. Thời gian bé mặc tã càng lâu càng dễ phát sinh vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bé sẽ ngưng khóc nếu được thay tã, vệ sinh sạch sẽ.

Sợ tiếng ồn lớn

Có vẻ như: Bé có cảm giác sợ hãi những nơi đông đúc ồn ào hoặc thường xuyên đan tay vào nhau như đang tự vệ… Tất cả những điều này có thể khiến trẻ khóc nhiều hơn.

Phải làm gì: Lúc này trẻ muốn được ôm ấp thật nhiều để cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Thời gian trong bào thai, bé có thể nghe thấy nhịp tim của mẹ, âm thanh ổn định, nhịp nhàng có tác dụng lớn trong việc làm dịu cảm giác sợ hãi. Vỗ về và thì thầm bên tai bé thật nhẹ nhàng sẽ giúp bé sớm ngừng khóc.

Con bị ốm!

Có vẻ như: Nếu bé khóc liên tục trong vòng một giờ, rất có thể cố ấy bị đau hoặc cơ thể khó chịu. Lúc này bé khóc to, dữ dội. Một số bệnh thông dụng: Sốt, nôn ói, ho, tiêu chảy hoặc táo bón. Đôi khi, đó là những nguyên nhân khó đoán trước. Ví dụ có thể bị côn trùng cắn hoặc dị ứng…Hoặc có lẽ bé chỉ cảm thấy quá nóng hoặc lạnh.

Phải làm gì: Đưa bé tới đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nôn trớ khi ăn

Có vẻ như: Bé thường khóc dai dẳng ngay sau khi ăn, cùng với đó thỉnh thoảng có thêm triệu chứng nôn ói, rất có thể bé cảm thấy khó chịu.

Phải làm gì: Theo bác sĩ Simon, mẹ nên bế bé lên, vỗ nhẹ vào lưng để bé cảm thoải mái. Mẹ nên để con ngồi yên, không để bé chạy nhảy, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 20 phút.

Hội chứng Colic

Có vẻ như: Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 2-4 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3-4 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do hệ tiêu hoá non nớt của trẻ đang dần hình thành, nên có thể trẻ sẽ bị đau dạ dày vì bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ và sữa công thức.

Phải làm gì: Mẹ thử âu yếm vỗ về, cho bé bú hoặc massage cho bé. Dùng dầu em bé hoặc kem dưỡng da nhẹ nhàng lưng, bụng, cánh tay và chân. Đây cũng là một cách tuyệt vời để ràng buộc với cô ấy. Nếu không có phương pháp nào trong số các phương pháp này làm việc, thảo luận với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nên cho một ít probiotic của bạn hoặc một cơn gió.

Trẻ thường xuyên quấy khóc đừng vội nóng giận mà mắng bé, mẹ bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sẽ sớm điều trị dứt điểm hội chứng

Nguồn:Marry Baby