Bệnh nấm móng chân ở trẻ: Căn bệnh nhiễm trùng đáng lo ngại

697

Bệnh nấm móng chân ở trẻ rất hay xảy ra bởi trẻ nhỏ thường không tự ý thức được việc chăm sóc hay vệ sinh móng chân. Nếu cha mẹ không kịp thời để ý thì tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Các dạng bệnh nấm móng chân ở trẻ và cách phân biệt

Theo thông tin từ các chuyên gia thì bệnh nấm móng chân ở trẻ có nhiều dạng khác nhau như:

  • Nấm móng ở phần bên và phần xa dưới móng (DSO): Đây là dạng nhiễm nấm phổ biến nhất. Tình trạng nhiễm trùng sẽ bắt đầu từ phía cuối của nền móng, sau đó khiến móng chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng.
  • Nấm trắng trên bề mặt móng (WSO): Tình trạng này ảnh hưởng đến lớp trên cùng của móng và hình thành nên các đốm trắng trên bề mặt và cuối cùng bao phủ toàn bộ móng chân bằng lớp trắng như bột phấn.

Bệnh nấm móng chân ở trẻ là gì?

                                 Bệnh nấm móng chân ở trẻ là bệnh khá phổ biến

  • Nấm trên ngón chân: Nhiễm trùng nấm men trên chân khá hiếm gặp và chủ yếu ảnh hưởng đến móng tay nhiều hơn so với móng chân.

Nguyên nhân bệnh nấm móng chân ở trẻ em

Nguyên nhân được cho là phổ biến nhất gây ra bệnh nấm móng chân ở trẻ đó là do một số loại vi khuẩn hoặc nấm nhất định, khi chúng xâm nhập được vào bên trong da thông qua vài vết thương hở.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh nấm móng chân ở trẻ như:

  • Trẻ có thói quen cạy móng chân sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn những đứa trẻ khác.
  • Trẻ thường xuyên đi giày bít phần đầu khiến tuyến mồ hôi tăng cường tiết ra. Điều này vô tình tạo điều kiện cho sự phát triển quá mức của nấm.
  • Trẻ chơi đùa và vô tình làm cho móng chân của mình bị tổn thương, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên dưới bề mặt móng gây nhiễm nấm.
  • Trẻ bị tiểu đường hoặc vẩy nến cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm móng chân ở trẻ.

Dấu hiệu bệnh nấm móng chân ở trẻ

         Việc trẻ chơi đùa gây tổn thương móng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm nấm móng

Bệnh nấm móng chân ở trẻ thường phát triển theo thời gian và trong thời gian đầu của bệnh rất khó nhận biết được các dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, sau đó khi các triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn thì có thể kể đến như:

  • Móng dày;
  • Móng chân có mùi hôi khó chịu;
  • Móng hơi bị biến dạng so với móng chân bình thường;
  • Móng chân xuất hiện các chấm nhỏ;
  • Gốc móng chân xuất hiện các đốm vàng;
  • Móng tay bị sưng và đổi màu theo.

Cách điều trị bệnh nấm móng chân ở trẻ an toàn và hiệu quả

Theo đánh giá bệnh trạng từ các chuyên gia thì bệnh nấm móng chân ở trẻ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài lâu, vi khuẩn, nấm tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng khác. Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu thì cần có biện pháp khắc phục ngay.

Theo đó thì phương pháp trị bệnh nấm móng chân ở trẻ phổ biến và hiệu quả nhất là cho trẻ uống thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, vì là thuốc nên vẫn còn một số tác dụng phụ nhất định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp, có thể là sử dụng thuốc bôi ngoài da chẳng hạn.

Phải làm gì để khắc phục bệnh nấm móng chân ở trẻ?

   Giữ gìn vệ sinh chân tay cũng như cắt móng cho trẻ thường xuyên để ngăn ngừa bệnh                                                       nấm móng chân ở trẻ

Ngoài ra, để giúp khắc phục bệnh nấm móng chân ở trẻ thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách sau:

  • Giữ vệ sinh tay chân cho trẻ và đảm bảo tình trạng khô ráo trong suốt thời gian bệnh cũng như để giảm nguy cơ lây bệnh.
  • Cắt móng cho trẻ ngay khi móng trẻ có dấu hiệu dài ra.
  • Sử dụng các nguyên liệu có sẵn như baking soda, giấm, nước súc miệng… để sát trùng vùng móng chân bị nấm của trẻ hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống cho trẻ bị nấm móng chân nên là những loại thực phẩm giàu vitamin D, axit béo, sắt, protein và các loại thực phẩm lợi khuẩn…

Nguồn:Conlatatca.vn