Mũi tiêm phòng sởi cho trẻ có gây sốt không và cách xử lý mẹ nên biết?

949

“Mũi tiêm phòng sởi cho trẻ cần tiêm vào lúc nào, mũi tiêm có gây phản ứng sốt ở trẻ hay không?” đều là những thắc mắc được quan tâm khi bố mẹ đưa con đi tiêm phòng. Vậy thì cùng xem qua một số thông tin trong bài viết sau khi thực hiện mũi tiêm này cho con mẹ nhé.

Bệnh sởi là tổng hợp những triệu chứng viêm nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút sởi, thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc tiêm phòng sởi cho trẻ sẽ giúp con tránh khỏi nhiều nguy cơ như viêm đường hô hấp, phát ban dẫn đến nhiều biến chứng khiến trẻ bị viêm phổi, viêm tai giữa, loét giác mạc,…hay thậm chí có thể khiến trẻ tử vong.

Tiêm phòng sởi khi nào?

Tại Việt Nam, các mũi tiêm phòng sởi cho trẻ được thực hiện theo quy định của Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, lần tiêm đầu tiên của bé là khi 9 tháng tuổi, lần tiêm lặp lại vào lúc trẻ được 15-18 tháng và mũi tiêm thứ 3 lúc trẻ được 4-6 tuổi.

Tiêm phòng cho trẻ chính là cách tốt nhất để bảo vệ con trước dịch bệnh, nếu trẻ được tiêm 1 mũi vắc xin sởi sẽ có thể miễn dịch 80-85% virus sởi. Nếu như tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi thì hiệu quả miễn dịch với bệnh lên đến 95%.

Thời gian tiêm phòng sởi cho trẻ

Tiêm phòng sởi cho trẻ là một mũi tiêm bắt buộc phải thực hiện

Những trẻ trên 12 tháng, trẻ lớn hơn 3 tuổi và người lớn không có miễn dịch sởi trước đó thì nên tiêm hai mũi vắc xin cách nhau 28 ngày trước khi vào vùng dịch. Vắc xin sau khi tiêm sẽ bắt đầu phản ứng với cơ thể, đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virus sởi trong  2 – 3 tuần.  Vì vậy trong thời gian này, nếu trẻ nằm trong vùng  dịch và chưa có kháng thể để bảo vệ thì khả năng phơi nhiễm và mắc bệnh vẫn có thể xảy ra.

Tiêm phòng sởi cho trẻ có khiến trẻ sốt?

Tình trạng trẻ sốt sau tiêm phòng là vấn đề hết sức bình thường. Cơ thể phản ứng với vắc xin sẽ làm thân nhiệt trẻ tăng cao hơn trong khoảng 24 – 48h đầu. Những phản ứng phụ thường xảy ra khác là trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc, trẻ nôn ói sau bú và tình trạng sốt là thường gặp nhất. Bố mẹ đừng nên lo lắng quá bởi đa số những trường hợp này sẽ tự khỏi trong 1 – 2 ngày sau đó.

Ngoài ra, với một số trẻ mẫn cảm với thành phần của thuốc thì tình trạng phát ban đỏ có thể xảy ra. Chỉ có khoảng 2% trẻ sau tiêm phòng sởi bị nổi ban và kéo dài 2 ngày sau đó. Trường hợp sốt cao kèm phát ban sau 2-3 ngày ít khi xảy ra.

Tiêm phòng sởi cho trẻ có gây sốt

Tiêm phòng sởi cho trẻ có thể có các phản phản ứng phụ như sốt nhẹ, trẻ buồn ngủ…

Nếu như trẻ có dấu hiệu sốt cao thì gia đình nên bình tĩnh xử lý theo quy trình sau:

  • Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát và không trùm kín người trẻ.
  • Dùng khăn nhúng nước ấm lau người cho bé.
  • Cho trẻ uống thêm nước hoặc bú sữa nhiều hơn.
  • Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu như cơn sốt trên 38,5 độ.
  • Nếu trẻ sốt cao và ngủ li bì thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được chỉ dẫn.

Sốt sau tiêm phòng khi nào thì nguy hiểm?

Mặc dù tình trạng sốt sau tiêm phòng sởi cho trẻ là bình thường, nhưng vẫn có một số trường hợp sốt sau tiêm do trẻ bị bệnh gì trước đó và phản ứng với vắc xin rồi phát bệnh. Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên cảnh giác là:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ và không giảm bớt ngay cả khi dùng đến thuốc hạ sốt.
  • Trẻ sốt cao không hạ kéo dài hơn 48 giờ và trẻ sốt lại sau 1 – 2 ngày sau đó.
  • Triệu chứng sốt kèm theo một số dấu hiệu khác như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy, phát ban….
  • Trẻ có thể bị biếng ăn, nôn ói, thở nhanh, khó thở, tím tái …hay kích thích, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê.

Metaodo.com