Tháng đầu mang thai: ăn gì và tránh gì?

887

cô gái ăn salad

Chủ đề dinh dưỡng thai kỳ luôn chiếm sự quan tâm đông đảo của các bà mẹ tương lai. Bởi lẽ, một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Đặc biệt dinh dưỡng trong tháng đầu mang thai đóng vai trò cốt lõi với sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. 

Trong tháng đầu của thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn những gì mình sẽ tiêu thụ. Lý do là trong thời điểm này, thai nhi dễ bị nhiễm độc, thậm chí có thể xảy ra tình trạng hư thai.

Với việc lần đầu mang thai, có thể bạn sẽ vô cùng bỡ ngỡ vì sẽ không biết lựa chọn thực phẩm nào cho phù hợp. Đừng quá lo lắng, bài viết sau sẽ là “kim chỉ nam” cho bạn đấy!

Mách mẹ những thực phẩm nên dùng trong tháng đầu mang thai

Ngay tại cái khoảnh khắc nhìn thấy 2 vạch xuất hiện trên que thử thai thì bạn đã có thai khoảng 2 tuần rưỡi. Chính vì vậy, bạn cần lập tức điều chỉnh và lập ra kế hoạch ăn uống cụ thể cho mình. Những loại thực phẩm được khuyên dùng trong tháng đầu mang thai đa phần là trái cây và rau quả tươi. Cụ thể đó là những gì, bạn có thể tham khảo ngay bên dưới đây:

1. Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các loại chế phẩm từ sữa là một nguồn cung tuyệt vời canxi, vitamin D, protein axit folic (folate) và một số chất béo lành mạnh khác. Chúng ta đều biết rằng, canxi là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng ở thai nhi. Đồng thời, việc bổ sung canxi sẽ giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ sau khi sinh.

Bên cạnh những chất dinh dưỡng trên, các sản phẩm từ sữa cũng cung cấp một số lợi khuẩn. Chúng bảo vệ mẹ bầu khỏi các nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời tăng sức đề kháng và hỗ trợ hấp thụ các chất tốt hơn.

Gợi ý các sản phẩm từ sữa bạn có thể dùng hàng ngày là sữa chua và phô mai.

2. Thực phẩm giàu folate

tháng đầu mang thai nên ăn trái cây

Có nhiều lý do quan trọng để bổ sung folate cho cơ thể, đặc biệt là trong tháng đầu mang thai. Chất dinh dưỡng này có ảnh hưởng đến sự tái tạo và tăng trưởng tế bào. Nếu được bổ sung folate đầy đủ trong chế độ ăn uống của mẹ bầu sẽ hạn chế được 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, folate cũng giúp cơ thể thực hiện được nhiều chức năng khác trong việc sửa chữa DNA, phòng ngừa thiếu máu.

Do vậy, bạn nên bổ sung ngay từ bây giờ các loại thực phẩm giàu folate như: cải bó xôi, cải xoăn, măng tây, các loại trái cây họ cam quýt, một số loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng…

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Loại thực phẩm này là nguồn carbohydrate lành mạnh. Ngoài ra, nó cũng cung cấp thêm chất xơ, phức hợp các vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu khác như sắt, magie, selen. Tất cả đều là những thành tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vài loại ngũ cốc nguyên hạt bạn nên dùng là gạo nâu, hạt kê, bột yến mạch, lúa mạch, lúa mì…

4. Trứng và thịt gia cầm

Trứng là thực phẩm vô cùng giàu protein và được khuyên dùng trong những tháng đầu mang thai. Ngoài protein, nó còn có nhiều canxi, vitamin D, omega-3… rất tốt cho sự phát triển của xương, thị giác và trí não của bé. Một điều thú vị được khoa học tiết lộ là ăn trứng gà khi mang thai sẽ giúp thai nhi trắng hồng tự nhiên đấy!

Bên cạnh trứng thì thịt gia cầm như thịt gà cũng là nguồn cung cấp sắt tốt để ngăn ngừa chứng thiếu máu. Thịt gà cũng cung cấp thêm nguồn năng lượng đủ cho bà bầu bồi bổ cơ thể và chăm sóc thai nhi trong bụng.

5. Trái cây

Các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, chanh ngọt, dâu tây và táo… không chỉ kích thích vị giác của bà bầu mà chúng còn bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là  các chất chống oxy hóa đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

6. Rau có màu xanh đậm

Mẹ bầu ăn nhiều rau xanh lá cũng là biện pháp tốt để bạn bổ sung thêm folate. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo những người muốn mang thai hoặc thời điểm trong tháng đầu mang thai đều nên được cung cấp thêm dưỡng chất này.

Một số loại rau xanh mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn của mình như: cải bó xôi, rau diếp cá, rau cải xoăn… Ngoài ra cũng nên dùng thêm các loại rau củ khác như: cà rốt, bí ngô, ớt chuông… để bữa ăn thêm hài hòa bạn nhé!

7. Hạt và quả hạch

Các loại hạt và quả hạch được biết đến như một “kho” chứa các dưỡng chất lành mạnh bao gồm vitamin và khoáng chất, các protein, flavonoid cùng hàm lượng cao chất xơ. Hãy chắc chắn rằng bạn tiêu thụ các loại thực phẩm này thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai.

8. Cá

cá hồi là thực phẩm nên ăn trong tháng đầu mang thai

Cá được biết đến như loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin B2, D và E cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kali, canxi, kẽm, iot, magie và phospho. Một vài loại cá có hàm lượng DHA cao như cá hồi rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, DHA cũng giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng tốt.

Tuy nhiên, để an toàn, bạn tránh sử dụng thường xuyên cá ngừ, cá hồi, cá thu, … bởi lẽ chúng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thủy ngân gây hại cho bé.

8. Thịt

Thịt bò và thịt lợn nạc là nguồn cung cấp sắt “khổng lồ”. Vì vậy, trong tháng đầu mang thai bạn nên bổ sung hai loại thịt này vào thực đơn. Ngoài ra, trong thịt bò còn có vitamin B6, B12, kẽm và colin rất cần cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Điều đáng nói hơn là ăn thịt bò cũng giúp kiểm soát đường huyết tốt, tăng sức đề kháng và tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

9. Dầu gan cá

Dầu gan cá tuyết chứa rất nhiều axit béo omega-3 rất cần cho sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Một lý do nữa để bạn nên tiêu thụ loại thực phẩm này là do sự hiện hiện của vitamin D. Một khi lượng vitamin này trong cơ thể thấp có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm.

11. Trái cây sấy khô

Một khẩu phần trái cây sấy khô có thể cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất, sắt, kali và folate cho phụ nữ mang thai. Quả chà là và mận sẽ là gợi ý phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, những thứ này cũng rất giàu đường tự nhiên, vì vậy hãy tránh tiêu thụ quá nhiều.

Lưu ý những thực phẩm cần tránh trong tháng đầu mang thai

Có một số thực phẩm nên tránh trong thời kỳ đầu mang thai vì chúng có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Những loại thực phẩm này bao gồm:

1. Phô mai kem

Pho mát kem hay phô mai kem là loại pho mát mềm, được làm từ sữa chưa tiệt trùng và có thể tiềm ẩn vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tránh tiêu thụ loại phô mai này trong tháng đầu mang thai mẹ nhé!

2. Đu đủ

đu đủ nên dung trong tháng đầu mang thai

Đu đủ chưa chín và đu đủ ương có chứa một loại mủ đặc biệt làm kích hoạt các cơn co bóp tử cung và gây ra chuyển dạ sớm. Từ đó dẫn đến trường hợp sinh non hoặc thậm chí sẩy thai.

3. Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn

Thực phẩm đóng gói và chế biến như nước trái cây, bánh ngọt, sữa đặc… có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, lượng đường và natri cao, không tốt cho bạn cũng như thai nhi.

Bên cạnh đó, một vài thực phẩm đóng hộp cũng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Thay vào đó, bạn nên chọn dùng các thực phẩm tươi, nấu tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

4. Dứa

Dứa có thành phần gọi là bromelain có thể làm mềm cổ tử cung. Việc này nếu xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai cũng dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Vì vậy, tốt hơn hết là tránh sử dụng dứa trong giai đoạn này.

5. Trứng vịt lộn, trứng sống nói chung

tháng đầu mang thai không ăn trứng sống

Các loại thực phẩm như trên đều chứa thành phần vi khuẩn như salmonella, listeria… Mẹ bầu bị nhiễm các vi khuẩn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

6. Cafein

Thức uống và thực phẩm có cafeine nên được hạn chế trong tháng đầu mang thai vì lượng cafeine trong cơ thể dư thừa có  ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tình trạng mất ngủ, khó chịu và hồi hộp. Ngoài ra, nó cũng được biết là liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai.

7. Đồ uống có cồn

Rượu và các thức uống có cồn rất có hại cho thai nhi đang phát triển và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì thế không riêng tháng đầu tiên, bạn cần tránh tiêu thụ rượu bia và thức uống có cồn hoàn toàn khi mang thai.

Lời khuyên về chế độ ăn uống khi mang thai tháng đầu tiên

lưu ý khi ăn uống trong tháng đầu mang thai

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch ăn uống cho tháng đầu tiên của thai kỳ:

  • Nên bổ sung thêm các loại vitamin trước khi sinh, đặc biệt là axit folic
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào
  • Ăn uống điều độ chính là chìa khóa – ngay cả với những thực phẩm lành mạnh cũng nên ăn có chừng mực. Nên nhớ tiêu thụ quá nhiều bất kỳ loại thức ăn nào cũng có thể gây hại
  • Bổ sung trái cây và rau quả vào trong thực đơn của bạn, đồng thời cắt giảm lượng thức ăn vặt
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Tháng đầu mang thai là một thời điểm hết sức quan trọng. Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra những bất thường trong tâm trạng, tạo cảm giác mệt mỏi. Lời khuyên là bạn nên thay đổi lối sống của mình bằng cách tập thể dục vừa phải và chú trọng nhiều hơn vào dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và bé yêu trong bụng bạn nhé!

Nguồn:Marry Baby