Trẻ bị tiêu chảy, khi nào cần đi bác sĩ gấp?

845

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em. Vậy làm gì khi trẻ bị tiêu chảy để tránh ảnh hưởng sức khỏe và nhanh hồi phục?

Trẻ bị tiêu chảy được xác định do 3 nguyên nhân chủ yếu sau: Vi rút (phổ biến nhất), vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Campylobacter và Shigella) và ký sinh trùng (Giardia và Rryptosporidiosis). Tùy theo nguyên nhân, tiêu chảy ở trẻ thường kéo dài vài ngày, cần lưu ý bệnh ở trẻ sơ sinh vì dễ có nguy cơ mất nước.

Trẻ bị tiêu chảy có các dấu hiệu nào?

Dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ bị đau bụng nhiều, sau đó đi phân lỏng có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra, các triệu chứng  khác còn bao gồm:

  • Sốt
  • Biếng ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Giảm cân
  • Mất nước

Dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ bị đau bụng nhiều, sau đó đi phân lỏng

Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần cảnh giác?

Thông thường, tiêu chảy ở trẻ sẽ tự hết sau vào ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ cần chú ý nhiều. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo các vấn đề sau cần đến gặp bác sĩ sớm:

  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn 3 ngày
  • Trẻ nôn nhiều lần và không thể uống nước
  • Bị đau bụng nhiều
  • Sốt từ 40.5 độ C trở lên, với trẻ dưới 6 tháng tuổi từ 38 độ C
  • Nôn ra dịch xanh hoặc vàng
  • Tiêu chảy có kèm máu trong phân
  • Có dấu hiệu mất nước: khô miệng, ít hoặc không có nước mắt khi khóc, mắt trũng sâu, tiểu ít, buồn ngủ, chóng mặt…

Vẫn có trường hợp tiêu chảy nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Cách phòng tránh trẻ bị tiêu chảy 

Khó có thể phòng tránh hoàn toàn việc trẻ bị tiêu chảy, tuy nhiên, có những cách giúp làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như sau mẹ nên biết:

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Không cho trẻ cắn móng tay, đưa tay vào miệng.
  • Giữ phòng tắm, bồn rửa, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
  • Rửa kỹ trái cây và rau củ trước khi ăn.
  • Nấu chín thịt, cá khi cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ uống nước chưa đun sôi

Không cho trẻ cắn móng tay, đưa tay vào miệng

Thực phẩm nào trẻ bị tiêu chảy nên tránh?

Khi trẻ bị tiêu chảy để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng mẹ cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt, bánh rán, xúc xích…
  • Các loại trái cây và rau quả có thể gây khí: bông cải xanh, rau lá xanh, ớt, đậu Hà Lan, đậu xanh, quả mọng, mận, bắp…
  • Thức uống có ga

Khi trẻ bị tiêu chảy dần trở lại bình thường, nên bắt đầu cho trẻ ăn các món như chuối, bánh quy giòn, gà, mỳ ống, ngũ cốc… để nhanh hồi phục sức khỏe.

Theo Kids Health – WebMD – Medine Plus