5 nguyên nhân làm trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

898

Môi trường xã hội kém, gia đình tan vỡ, tính cách bố mẹ không tốt, kích thích tinh thần bất ngờ, hiếu động thái quá… đều làm cho trẻ không tập trung.

Nguyên nhân tăng động giảm chú ý

Tinh thần bị tổn thương hoặc trưởng thành chậm

Các hành vi của những trẻ này là rất ngây ngô, động tác vụng về, phối hợp kém. Mẹ của trẻ trong thời kỳ mang thai hoặc gần ngày sinh có nhiều biến chứng.

Di truyền, yếu tố gia tộc

Rất nhiều bố mẹ của trẻ ADHD cũng bị tăng động lúc nhỏ. Không ít bà mẹ phản ánh trẻ đã có biểu hiện tăng động ngay trong thời kỳ còn là bào thai. Sau khi chào đời, trẻ thích khóc, khó chìm vào giấc ngủ, ăn uống không tốt, rất khó chăm sóc và chiều chuộng.

Yếu tố sinh hóa và chuyển hóa

Nhiều nghiên cứu chứng thực rằng, men monoamine trung ương (một loại chất môi giới thần kinh, có tác dụng truyền đạt thông tin não, là chất hóa học có liên quan mật thiết với hoạt động tinh thần của trẻ tăng động) làm mới rất chậm. Cũng có nghiên cứu phát hiện, thiếu vitamin hoặc một số chất phụ gia hay sắc tố làm cho trao đổi rối loạn và liên quan đến hành vi của trẻ.

Ngộ độc kim loại nặng

Ngộ độc chì là lý luận rất phổ biến, nhưng không phải trẻ cùng một trường hợp đều tăng động, vì vậy yếu tố này còn phải chờ nghiên cứu thêm.

Xã hội, gia đình, yếu tố tâm lý

Môi trường xã hội kém, gia đình tan vỡ, tính cách bố mẹ không hòa hợp, kích thích tinh thần bên ngoài… đều làm trẻ không tập trụng, trẻ hiếu động thái quá.

Với trẻ tăng động giảm chú ý, đầu tiên bố mẹ cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra cần biết rõ các triệu chứng biểu hiện sau đây.

Không tập trung chú ý

Thông thường trẻ không chú ý tập trung chi tiết khi làm bài tập, làm việc hoặc các hoạt động khác. Trẻ hay làm qua loa và phạm phải một số lỗi bất cẩn.

Không giữ được tập trung khi làm bài tập và chơi trò chơi.

Có lúc nói chuyện với người khác giống như thất thần, mất hồn.

Thường không hoàn thành bài tập, việc nhà theo chỉ đạo của người khác (không phải do hành vi đối kháng hoặc không hiểu gây ra).

Hiếu động thái quá hoặc hành vi bốc đồng

Tay chân trẻ thường hoạt động không ngừng hoặc khi ngồi yên một chỗ cũng liên tục vặn vẹo qua lại.

Thường rời khỏi chỗ ngồi ở lớp học hoặc rời ra khỏi những nơi yêu cầu phải ngồi yên một chỗ.

Trong trường hợp không thích hợp, trẻ lại hường chạy loạn xạ hoặc leo trèo lung tung (người trưởng thành hoặc thanh thiếu niên chỉ hạn chế ở biểu hiện ngồi một chỗ không yên).

Trẻ thường khó yên tĩnh chơi đùa hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí.

Chú ý:

Trẻ  tăng động giảm chú ý là bệnh, người lớn không nên phân biệt đối xử, kỳ thị, không nên đánh mắng để tránh gia tăng thêm gánh nặng cho vết thương tinh thần của trẻ.

Đối với trẻ rối loạn tăng động bắt buộc phải chữa trị bằng thuốc, tuy nhiên thuốc không thể thay thế giáo dục, cụ thể hơn là giáo dục tâm lý, thuốc chỉ cung cấp điều kiện tốt cho giáo dục và cần hiểu rõ tác dụng tốt cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Muốn có được liệu trình chữa trị tốt, bắt buộc phải có sự phối hợp tương trợ giữa bố mẹ, bác sỹ, giáo viên và trẻ tăng động.

Theo familydoctor