Bắt nguồn từ văn hóa và tôn giáo của một số nước mà phong tục cắt bao quy đầu đã xuất hiện từ cách đây hàng ngàn năm. Phẫu thuật này đã phổ biến từ những năm 1920 đến 1960, nhưng từ những năm 70, các nhà chức trách y tế bắt đầu phản đối và từ những năm 1980 thì những ca phẫu thuật cắt bao quy đầu không vì lý do sức khỏe đã bị cấm. Ngày nay, chỉ còn khoảng 10-20% nam giới ở Australia cắt bao quy đầu, ở Mỹ khoảng 60% và ở Anh là 6% (theo Hiệp hội bác sỹ hoàng gia Australia).
Quy trình y khoa phẫu thuật cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầu, là “cắt vòng quanh”, thực chất là phẫu thuật cắt bỏ phần da phía đầu dương vật. Sau khi phần da này được bôi loại kem gây tê hoặc chích thuốc tê (những trẻ lớn thường được dùng kem bôi tê), bác sĩ dùng một dụng cụ hình chuông đưa vào bên dưới bao quy đầu để tách nó ra khỏi dương vật, sau đó sử dụng kéo, dao mổ hoặc kẹp chuyên dụng để cắt lớp da này đi. Quá trình này thường mất khoảng 10 phút.
Những chỉ dẫn y khoa
Theo Hiệp hội bác sĩ hoàng gia Australia (RACP), “Việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh không phải là một thủ tục y khoa cần thiết”. Tuy nhiên một số trường hợp lại được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu, trong đó đáng kể nhất là chứng hẹp bao quy đầu và viêm da quy đầu tái phát.
Hẹp da quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu (đầu của dương vật). Nó hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và chỉ xuất hiện ở khoảng 1% số bé trai. Trong phần lớn trường hợp bác sĩ sẽ thoa thuốc mỡ hoặc kem chứa steroid để giải quyết tình trạng này.
Viêm da bao quy đầu là tình trạng viêm đầu dương vật. Nó thường xuất hiện ở khoảng 3-4% số bé trai, nhưng chỉ 1% trong số đó tái phát.
Trong những năm gần đây do có những bằng chứng khả quan về mặt sức khỏe được minh họa, các bậc cha mẹ đã vững tâm hơn khi lựa chọn phẫu thuật cắt da quy đầu cho con họ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), là bệnh chỉ gặp ở 1-2% số bé trai, ít hơn 5 lần số ca nam giới cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là chính việc cắt bao quy đầu cũng có tỉ lệ biến chứng từ 1-5%. Cứ 1,000 đứa trẻ được cắt bao quy đầu thì khoảng 8 trẻ sẽ ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn, nhưng 20 trẻ có thể bị biến chứng.
HIV – Cắt bao quy đầu cũng được công nhận như một phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên theo RACP, điều này còn đang mâu thuẫn và không đủ lý lẽ biện minh cho hành vi cắt bao quy đầu ở những nước có tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp.
Một số bằng chứng cho thấy cắt bao quy đầu có thể làm giảm nguy cơ ung thư dương vật xuống 10 lần, nhưng rất hiếm xảy ra (khoảng 1 phần 100.000 ở các nước phát triển) và một số khác thiên về hướng không khuyến khích việc cắt bao quy đầu chỉ bởi lý do trên.
Những rủi ro liên quan đến việc cắt bao quy đầu
Các biến chứng liên quan đến cắt bao quy đầu được báo cáo trong 2-10% các trường hợp, bao gồm:
- Xuất huyết (chảy máu mất kiểm soát).
- Nhiễm trùng.
- Lở loét.
- Hẹp lỗ niệu đạo (cuối lỗ niệu đạo bị hẹp hoặc nghẽn).
- Tổn thương niệu đạo (ống thông nước tiểu nối từ bàng quang).
- Loại bỏ quá nhiều da.
- Cắt bỏ dương vật (tỉ lệ 1/1.000.000).
- Biến chứng do gây mê.
- Tổn thương tâm lý.
- Hẹp bao quy đầu thứ phát.
- Dị tật cong dương vật thứ phát (tình trạng đầu dương vật cong xuống dưới).
Tổn thương tâm lý do cắt bao quy đầu
Từ trước đến gần đây, nhiều ca cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh đã được thực hiện mà không gây mê. Một trong những lý do được viện dẫn là trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên sẽ không nhớ về việc chúng bị đau. Báo cáo của Hiệp hội bác sĩ hoàng gia Úc cung cấp bằng chứng quan trọng rằng việc đã từng đau đớn từ rất sớm có thể để lại hậu quả lâu dài ngay cả khi không có trong ý thức bộ nhớ. Những báo cáo gần đây về chủ đề này cho thấy trẻ sơ sinh thậm chí còn có thể nhạy hơn với sự đau đớn, và chúng không phản ứng gì (không khóc) không có nghĩa là chúng không biết đau.
Tôn giáo và thủ tục cắt bao quy đầu
Trong đạo Do Thái, cắt bao quy đầu (gọi là ‘bris hoặc brit milah’) theo Sáng thế ký 17:10-14 là một dấu hiệu thể chất của một người đàn ông Israel có giao ước với Đức Chúa và là dấu hiệu cho thấy người Do Thái đó được Người giúp trở nên bất diệt. “Nghi thức” cắt bao quy đầu được tiến hành vào ngày thứ tám sau khi cậu bé ra đời trong một buổi lễ có đầy đủ gia đình và khách mời. Thủ tục này sẽ được một ‘mohel’, một thầy tu người Do Thái đã được đào tạo về luật lệ Do Thái liên quan và các kỹ thuật phẫu thuật cắt bao quy đầu thực hiện. Theo luật Do Thái, cắt bao quy đầu được coi là không hợp lệ nếu nó không được thực hiện theo cách này, và những người Do Thái không cắt bao quy đầu sẽ phải gánh chịu hình phạt “kareit”, một hình phạt cho người làm mất đi sự kết nối tâm linh với nguồn gốc thiêng liêng của họ.
Tác giả bài viết này là Penni Drysdale – một cây bút tự do và là mẹ của hai cậu con trai