Trẻ bị ho có đờm lâu ngày: Làm sao để chữa trị dứt điểm?

785

Ho có đờm là khi trẻ ho tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản ở trẻ. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

Sai lầm khi trị ho có đờm cho trẻ

Sai lầm đáng chú ý nhất khi bố mẹ trị ho cho con là quá lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng này có thể khiến gây ra loạn khuẩn đường ruột. Khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thể nặng, có thể bị viêm tiểu kết tràng, có tổn thương thực thể ở ruột kết, hoặc có thể dẫn tới hội chứng lỵ, bị tả do tụ cầu gây ra và thậm chí là bị bệnh viêm ruột ở trẻ sau này.

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày thường khiến bé khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe
Trẻ bị ho có đờm thường khiến bé khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách trị ho có đờm an toàn cho trẻ

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ

Khi con bị ốm, các bậc cha mẹ thường quá lo lắng nên thường nghĩ đến việc mua thuốc cho con dùng mà quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian

Có một số bài thuốc trị ho cho trẻ được ông bà ta sử dụng rất hiệu quả. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng khi sử dụng những phương pháp Đông y này phải tốn nhiều thời gian nhưng lại rất an toàn khi trẻ sử dụng.

– Cháo gừng, hành lá để chữa ho do bị cảm lạnh: Gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng.

– Canh trứng nấu với mật ong chữa ho lâu, ít đờm: Mẹ cần 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.

– Bách hợp nấu chè đậu xanh thích hợp cho những bé bị ho lâu ngày: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đậu xanh hầm sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đậu nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

– Xuyên bối mẫu nấu với lê, thích hợp cho trẻ bị ho có đờm lâu ngày: Mẹ cần một quả lê, bột xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Mẹ cho trẻ uống nước và ăn lê để chóng khỏi bệnh.

– Vừng nấu với bột quả óc chó: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đường phèn pha nước sôi rồi uống.

Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ?

Tình trạng trẻ ho có đờm có kèm theo tình trạng khó thở, tím tái ở môi thì rất có thể bé đã bị viêm phổi và cần đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời

Khi trẻ bị ho, bố mẹ không nên quá lo lắng mà nên tìm hiểu nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều trường hợp ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của cảm lạnh thì chỉ cần chăm sóc kỹ bé sẽ mau khỏi bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở, thở nhanh hơn 60 lần/ phút thì đây là những trường hợp nặng, có thể là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em, cần phải đưa đi khám ngay để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.

Riêng đối với trẻ sơ sinh, những biểu hiện bệnh thường không rầm rộ nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, nếu bố mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bú kém, ho có đờm nhiều, đờm có đặc và chuyển sang màu xanh, kèm theo sốt thì cũng cần đưa trẻ đi khám.

Nguồn:Conlatatca.vn