Điểm qua 3 lợi ích của quả sung với phụ nữ sau sinh – Quả ngọt dân dã tốt từ mẹ đến con

936

Quả sung được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp cho mọi đối tượng. Chắc hẳn các mẹ bỉm sữa cũng không ít lần nghe qua tác dụng của quả sung trong việc kích thích sữa mẹ về nhiều. Để hiểu thêm về công dụng của sung đối với phụ nữ sau sinh, các mẹ hãy xem qua bài viết sau nhé. 

Quả sung sần sùi và có vẻ ngoài không bắt mắt như những loại trái cây khác nhưng sung có nguồn vi lượng như calo, kali, phốt pho, vitamin C, B,… rất dồi dào. Không những vậy, loại quả này còn chứa rất nhiều xơ nên tốt cho người bị táo bón, đặc biệt là đối tượng phụ nữ sau sinh.

Phụ nữ sau sinh ăn sung được lợi gì?

Ít ai biết rằng, quả sung dân dã là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho chị em phụ nữ trong và sau thai kỳ. Trong một quả sung, dù là khô hay tươi đều có thành phần canxi, chất xơ, sắt, chất chống oxy hóa, vitamin cùng nhiều khoáng chất quý giá khác… Chỉ 2 yếu tố này cũng đủ thuyết phục chị em phụ nữ sau sinh thêm sung vào thực đơn hàng ngày của mình. Trong đó những lợi ích chính chị em nhận được là:

Sung kích thích tiết sữa

Những khoáng chất có trong quả sung sẽ tạo xúc tác kích thích sữa mẹ hoạt động hiệu quả hơn. Sung có tác dụng bổ sung các khoáng chất quý giá cho sữa mẹ, bao gồm canxi, kali, kẽm, sắt.  Ăn sung trong thời gian cho con bú đồng thời cũng giúp phòng tránh tắc tia sữa giúp sữa mẹ về nhanh và đều hơn. Sữa mẹ sẽ được đặc và thơm ngon hơn nhờ nguồn vitamin có trong trái sung.

Phụ nữ sau sinh ăn sung để có nguồn sữa dồi dào

              Sung là thực phẩm lợi sữa rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Chữa táo bón cho sản phụ

Những hệ lụy để lại sau quá trình “vượt cạn” của mẹ chính là tình trạng táo bón và đầy bụng khó tiêu. Do quá trình rặn đẻ ảnh hưởng đến chức năng hậu môn và trực tràng nên việc mẹ bị táo bón cũng là điều dễ hiểu. Cách đối phó tốt nhất là mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, trong đó trái sung là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.

Điều trị táo bón sau sinh bằng quả sung tươi đơn giản bằng cách nấu 9 gam sung tươi lấy nước uống, hoặc ăn từ 3-5 quả sung chín mỗi ngày đến khi mẹ hết táo bón là được.

Phòng tránh hậu sản mòn cho mẹ

Hậu sản mòn là biến chứng rất nguy hiểm sau khi sinh em bé, chủ yếu do suy nhược cơ thể và thiếu dinh dưỡng phát sinh thành. Mẹ có thể phòng bệnh bằng cách chuẩn bị 120g quả sung tươi, 500g móng giò lợn (móng heo) đem đi ninh nhừ, rồi ăn nhiều lần trong ngày. Món ăn này có tác dụng bổ máu, không những giúp mẹ không bị suy nhược cơ thể mà còn giúp tuyến sữa hoạt động tích cực.

Phụ nữ sau sinh ăn sung phòng ngừa hậu sản mòn

         Phụ nữ sau sinh ăn sung giúp phòng tránh triệu chứng hậu sản mòn

Để tăng thêm dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, mẹ cũng có thể ăn sung kèm với một cốc sữa hoặc có thể dùng sung chín nghiền nát sau đó trộn lẫn với sữa rồi thường thức. Nếu không có sung tươi thì sung khô cũng là thực phẩm cung cấp nhiều kali cho mẹ.

Sau sinh có được ăn sung muối không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh nên hạn chế thực phẩm muối chua vì hầu hết chúng đều khiến mẹ bị đầy bụng và khó tiêu. Sau sinh bụng mẹ sẽ rất yếu và không thể tiêu hóa được thực phẩm có thành phần muối lớn. Điều này dễ khiến mẹ bị đau bụng, đầy bụng hoặc một số vấn đề khác về hệ tiêu hóa.

Phụ nữ sau sinh ăn sung

              Phụ nữ sau sinh ăn sung muối có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa

Với những chị em bí tiểu sau sinh, bệnh thận, gây bệnh sỏi thận cũng không nên ăn sung muối trong thời gian ở cữ. Tốt nhất là sau 3 tháng ở cữ mẹ mới có thể ăn các thực phẩm muối bình thường.

Hạt của quả sung còn có thể làm tắc nghẽn  gan và đường ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mới sinh. Do sung muối có khá nhiều muối nên còn có thể gây ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây loãng xương, gây bệnh về trực tràng, thiếu máu. Đặc biệt với những sản phụ có lượng đường trong cơ thể thấp không nên sử dụng thực phẩm này.

Nguồn:Conlatatca.vn