Hướng dẫn sơ cứu và chữa trị đúng chuẩn khi trẻ bị bỏng bô

911

Tình trạng trẻ bị bỏng bô là gì?

Trẻ bị bỏng bô, thường là bỏng bô xe máy là tình trạng da tiếp xúc với nhiệt độ cao của ống bô dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng và gây đau đớn. Nếu không được sơ cứu và chữa trị khéo léo rất dễ để lại sẹo.

Trẻ bị bỏng bô phải làm sao?

                   Trẻ bị bỏng bô nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo

Thường thì vị trí bỏng bô phổ biến nhất là ở bắp chân và vết thương do bị bỏng bô có nhanh khỏi hay không cũng tùy thuộc nhiều vào cơ địa cũng như cách xử lý vết thương. Nếu nhẹ thì vết thương có thể tự khỏi sau vài ngày, còn nếu nặng thì thời gian điều trị có thể sẽ dài hơn khoảng từ 3 – 4 tuần.

Cách sơ cứu và chữa trị khi trẻ bị bỏng bô

Khi trẻ bị bỏng bô thì bố mẹ cần thực hiện ngay 4 bước sơ cứu sau:

  • Bước 1: Hạ nhiệt ngay tức khắc

Khi trẻ vừa bị bỏng thì bạn cần tìm cách hạ nhiệt vết thương cho trẻ trong 10 phút đầu bằng cách xả nước lạnh vào vết bỏng hoặc chườm đá lạnh khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý không nên ngâm quá lâu vì sẽ khiến da bị hoại tử và việc chữa trị càng trở nên khó hơn.

  • Bước 2: Tiệt trùng vết bỏng

Tiệt trùng vết bỏng bằng cách rửa với nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc Providine 10% vì chúng có khả năng diệt khuẩn trên diện rộng và không gây kích ứng da. Lưu ý không nên rửa bằng oxy già, thuốc đỏ vì những dung dịch này có thể gây chết các mô hạt và để lại sẹo vĩnh viễn.

  • Bước 3: Kháng khuẩn

Sau khi đã làm mát và làm sạch vết bỏng thì tiếp theo bạn cần thực hiện kháng khuẩn vết bỏng. Tốt nhất nên sử dụng thuốc Xethanol, mật ong hoặc dầu mù u để bôi lên da, cách này sẽ giúp kháng khuẩn, giảm đau và giúp vết thương nhanh lành hơn. Lưu ý chỉ nên bôi trong khoảng 2 – 3 ngày đầu rồi ngừng để hạn chế sẹo.

Cách xử lý khi trẻ bị bỏng bô

                     Bôi thuốc mỡ hoặc mật ong để sát khuẩn và làm dịu vết bỏng

  • Bước 4: Băng bó

Với những vết bỏng nhẹ, nông thì không cần phải băng bó vết thương và việc để vết bỏng tiếp xúc với không khí và thoáng sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Còn với vết bỏng nặng thì cần dùng một gạc đặt lên và băng lại để che vết bỏng, tránh tiếp xúc với bụi bẩn cũng như hạn chế việc trẻ chọc vỡ bóng nước. Lưu ý không băng nhẹ vừa phải, không quá chặt vì có thể sẽ gây ra vết sẹo nhăn.

Một số lưu ý khi chữa trị cho trẻ bị bỏng bô

Để chữa trị bỏng thì việc chống để trẻ bị nhiễm trùng là quan trọng nhất. Việc giữ nguyên vẹn lớp da bị phồng rộp cũng là nhằm mục đích ngăn không cho vi khuẩn nhiễm vào vết bỏng. Vì thế, tuyệt đối bố mẹ không làm vỡ bóng nước dù cố tình hay vô ý nhé!

Tuyệt đối không tự điều trị bằng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc các biện pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm lên… Những cách này là hoàn toàn sai lầm và còn có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.

Nếu thấy vết bỏng có dấu hiệu ra nước, có mùi hôi, lan rộng, ngày càng đỏ lên thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh gây nặng hơn và để lại di chứng không thẩm mỹ.

Nguồn:Conlatatca.vn