Trên thực tế quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Điều này đã được chứng minh trong những nghiên cứu của các nhà khoa học Anh năm 2003 và của tạp chí Dinh dưỡng Mỹ năm 2002. Hơn nữa, với những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành thì loại thức uống này được coi như “siêu lợi” đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Những lợi ích của việc uống sữa đậu nành khi mang thai
Giá trị dinh dưỡng cao
Sữa đậu nành được coi là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ giàu protein, các axit amin thiết yếu, các axit béo không no, mà trong sữa đậu nành còn chứa nhiều sắt, kẽm, folate, vitamin A, A, D, PP. Đây đều là những chất dinh dưỡng “quý giá” cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ
Trong sữa đậu chứa nhiều sắt giúp mẹ bầu phòng ngừa chứng thiếu máu khi mang thai. Khi bị thiếu máu, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mỏi mệt, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ chậm phát triển, nhẹ cân, thậm chí là tăng nguy cơ sinh non.
Hạn chế táo bón khi mang thai
Chất xơ trong sữa đậu nành được coi là “cứu tinh” cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giúp mẹ ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Đây là dưỡng chất mà hầu hết các loại sữa bầu, sữa tươi không có.
Ngăn ngừa còi xương, nhẹ cân cho thai nhi
Sữa đậu nành nói chung và các loại sữa nói riêng đều rất giàu canxi. Bắt đầu từ tháng thứ 6, thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển xương và mầm răng. Nếu mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ lấy lượng canxi dự trữ trong xương mẹ, gây ra tình trạng loãng xương, nhức mỏi xương. Còn khi vẫn không đủ canxi, thai nhi sẽ có nguy cơ bị còi xương, xương dị dạng, ngay từ trong bụng mẹ.
Cung cấp năng lượng
Không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, sữa đậu nành còn giàu proten, chất đường bột. Hai loại dưỡng chất này sẽ cung cấp cho mẹ bầu một nguồn năng lượng thiết yếu cho những hoạt động hàng ngày.
Thực phẩm thay thế “hoàn hảo”
Nếu như mẹ không uống được sữa bầu vì mùi vị khó chịu của nó hay bị dị ứng với lactose có trong sữa bò (sữa tươi) thì có thể sử dụng sữa đậu nành. Sữa đậu nành cũng giàu dinh dưỡng gần như sữa bầu với protein, vitamin D, A, B12,… Mẹ chỉ cần lưu ý ăn thêm các loại rau xanh và trái cây là đủ.
Phòng tránh tiểu đường
Hàm lượng chất xơ trong sữa đậu nành không chỉ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn mà còn kiểm soát được chỉ số đường huyết trong máu. Điều này khiến cho bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Giúp thai nhi thông minh từ trong “trứng nước”
Lợi ích này chắc không nhiều mẹ bầu biết, các axit không no như omega 3, linolenic có nhiều trong sữa đậu nành là những dưỡng chất kích thích sự phát triển của trí não thai nhi. Ngoài ra, chúng còn điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cho cơ thể mẹ bầu đồng thời tăng cường các tế bào khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ ung thư vú
Theo nhiều nghiên cứu khoa học gần đây, đã chứng minh được rằng trong sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất giúp chị em phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Những lưu ý khi mẹ bầu uống sữa đậu nành
Tuy sữa đậu nành có giá trị lợi ích cao nhưng để không ảnh hưởng tới sức khỏe, khi uống sữa đậu nành, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau đây nhé:
– Một ngày mẹ chỉ nên uống từ 300 – 500 ml sữa chia làm hai lần. Nếu uống quá nhiều sữa đậu nành, lượng protein trong cơ thể sẽ vượt mức, gây ra những “tác dụng ngược” như: suy giảm chức năng thận, gây chướng bụng, khó tiêu thậm trí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
– Mẹ chỉ nên dùng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng sữa ở những nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì chúng có thể được pha với chất phụ gia độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Nếu mua sữa đậu nành chưa qua sơ chế thì cần đun sôi trước khi uống để tránh bị đau bụng, buồn nôn.
– Mẹ nên uống sữa cùng với với các thực phẩm có chứa tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt. Vì dịch vị được cơ thể tiết ra khi hấp thụ tinh bột sẽ giúp cho các dưỡng chất trong sữa đậu nành được hấp thụ hoàn toàn.
– Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ không pha đường nâu vào trong sữa, không cho trứng vào uống chung và tránh ăn cam, quýt trước khi uống vì các thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành.
Nguồn:Conlatatca.vn