Nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu sau gáy
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng đau đầu sau gáy là một hiện tượng chứ không phải là bệnh. Khi cơn đau này ập đến có thể nó sẽ đi kèm với các triệu chứng ở phần đầu trên gáy khiến cho trẻ khó chịu và mệt mỏi. Trẻ bị đau đầu sau gáy có thể là do:
- Trẻ gặp các bệnh lý chẳng hạn như cảm cúm và gây ra các triệu chứng như trẻ bị đau đầu sau gáy, sốt, ho…
- Có thể là các bệnh lý tại não như bệnh đau đầu migren, bệnh u não, viêm dây thần kinh, viêm ở mắt, lợi, viêm màng não, viêm xoang…
- Đau đầu khi bị huyết áp, có dị dạng động mạch, tĩnh mạch, căn nguyên mạch máu não.
- Trẻ đau đầu sau gáy do yếu tố thần kinh, chẳng hạn như trẻ bị stress, trầm cảm, lo âu hay phải chịu nhiều áp lực về việc học tập, ăn uống, bị bố mẹ ép buộc.
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thì cũng còn một số nguyên nhân khác từ các yếu tố sinh hoạt hằng ngày như:
- Điện thoại, máy tính, tivi: bố mẹ cho trẻ tự do xem điện thoại, máy tính, tivi trong nhiều giờ liên, điều này khiến cho trẻ dễ bị mỏi mắt, tạo áp lực lên não và dẫn đến đến đau đầu.
- Do thời tiết: sự thay đổi thời tiết quá đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến cho trẻ bị đau đầu sau gáy.
- Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu sau gáy.
Biểu hiện khi trẻ bị đau đầu sau gáy
Trẻ bị đau đầu sau gáy thường có mức độ và cường độ đau mỗi lần không giống nhau. Thường nếu một đứa trẻ bị đau đầu sau gáy thì bố mẹ có thể nhận diện được thông qua các dấu hiệu như sợ ánh sáng, âm thanh lớn bởi những tác động này khiến cơn đau đầu sau gáy của trẻ trở nên đau nặng hơn. Lúc nào trẻ cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hay cáu gắt, không chịu chơi, chán ăn…
Tuy nhiên, khi trẻ bị đau đầu sau gáy kèm theo các biểu hiện sau đây thì tốt nhất bố mẹ cần lưu ý và quan sát tình hình để có hướng điều trị kịp thời:
- Cơn đau đầu sau gáy ở trẻ có thể dữ dội, thậm chí trẻ uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, đau lâu, kéo dài trong thời gian dài.
- Trẻ có cảm giác đau nặng đầu sau gáy, gây nên nhức đầu sau gáy, đặc biệt là tại các khối cơ
- Tê nửa đầu sau gáy
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn cùng với đau đầu sau gáy
- Trẻ bị sốt cao nhiều giờ không hạ
- Cơn đau đầu sau gáy kèm theo giảm thị lực và thính lực
- Các dấu hiệu đi kèm như co giật, trí nhớ suy giảm, nói ngọng…
Khi thấy các triệu chứng này thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, xuất huyết não, dị dạng mạch máu não, hoặc các chấn thương ở não, viêm màng não… cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Cách điều trị và phòng ngừa khi trẻ bị đau đầu sau gáy
Khi trẻ bị đau đầu sau gáy thì ngay lập tức bố mẹ nên cho trẻ nằm xuống nghỉ ngơi, tốt nhất là trong bóng tối, đắp khăn và massage đầu để giảm cơn đau, sau đó để cho trẻ ngủ một lát, một giấc ngủ tốt sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Sau đó, nếu trẻ vẫn còn đau thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác bệnh nếu có, sau đó là có cách điều trị phù hợp theo bệnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết cách để phòng ngừa đau đầu sau gáy ở trẻ bằng các cách:
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chơi quá sức khi trẻ có dấu hiệu đau đầu sau gáy.
- Có thể kết hợp massage vùng đầu, gáy của trẻ bị đau, cho trẻ nằm thư giãn, đúng tư thế khi ngủ và nghỉ ngơi.
- Cho trẻ vận động đúng cách, ngồi học đúng tư thế, không để trẻ ngồi xem tivi, điện thoại quá lâu gây căng thẳng thần kinh.
- Hạn chế hoặc tránh tuyệt đối cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích…
Nguồn:Conlatatca.com