Trẻ bị dính thắng lưỡi: Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến lưỡi và khả năng phát âm của trẻ

1092

Trẻ bị dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi)  ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Dị tật này gặp khoảng 4%-5% ở trẻ sơ sinh. Số trẻ trai mắc gấp 3 lần trẻ gái.

Trẻ bị dính thắng lưỡi là gì?

    Trẻ bị dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm

Ngay sau khi sinh, trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi muộn hơn sau vài tháng, khi thấy trẻ có dấu hiệu bú khó hoặc lên cân chậm và khi trẻ lớn thì khó khăn trong việc tập nói.

Có 2 dạng dính thắng lưỡi thường gặp là dính thắng lưỡi nhiều (dính thắng lưỡi hoàn toàn) và dính thắng lưỡi nhẹ (dính thắng lưỡi một phần do lưỡi ngắn).

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

Về cơ bản thì những triệu chứng của tình trạng này rất khó để nhận biết. Do đó, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý khi quan sát trẻ và nếu thấy một số dấu hiệu sau đây thì cần có biện pháp khắc phục kịp thời:

  • Cử động lưỡi hai bên của trẻ gặp khó khăn, đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái vì lưỡi của trẻ ngắn.
  • Đầu lưỡi của trẻ có hình vuông hoặc phẳng chứ không nhọn như những đứa trẻ bình thường khác.
  • Đầu lưỡi của trẻ có hình trái tim, do là lưỡi đẩy ra phía trước hoặc phía sau bị giới hạn.
  • Trẻ bú rất lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu.
  • Răng cửa ở hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.

Trẻ bị dính thắng lưỡi gây ra những ảnh hưởng gì?

Theo các chuyên gia thì tật dính thắng lưỡi ở trẻ không gây nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nó lại gây trở ngại, khó khăn cho trẻ trong những việc sau:

Ảnh hưởng của việc trẻ bị dính thắng lưỡi

               Trẻ bị dính thắng lưỡi còn làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn

  • Trẻ bị dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn trong việc phát âm, dễ bị nói ngọng các phụ âm như: r, s, z…
  • Tật dính thắng lưỡi gây khó khăn trong việc bú, ăn uống, khi nuốt lưỡi sẽ co lại khiến trẻ biếng ăn, cân nặng của trẻ chậm tăng.
  • Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng bé vì các răng cửa ở hàm dưới thường bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.
  • Chính vì những ảnh hưởng này mà khi phát hiện những dấu hiệu của tật dính thắng lưỡi thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay và có cách xử lý dứt điểm cho hiệu quả, an toàn.

Cách xử lý khi trẻ bị dính thắng lưỡi an toàn

Khi được thăm khám kỹ lưỡng thì bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác trẻ bị tật dính lưỡi ở mức độ nào. Thường thì tật trẻ bị dính thắng lưỡi được chia ra làm 4 độ gồm: độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Tùy vào từng mức độ mà sẽ có cách xử lý khác nhau, chẳng hạn như đối với dính lưỡi mức độ 1 và 2 thì có thể điều trị nội khoa, còn mức độ 3 và 4 thì trẻ cần phải được phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi nên thực hiện khi trẻ được khoảng 3 – 4 tháng tuổi là phù hợp nhất. Vì nếu để lâu quá thì chỗ dính thắng lưỡi sẽ có mạch máu phát triển, lúc này nếu tiến hành cắt thì sẽ khiến trẻ bị đau và chảy máu nhiều.

Ngoài ra, lưu ý một số trường hợp trẻ không được phẫu thuật cắt thắng lưỡi đó là trẻ bị rối loạn đông máu hoặc bị nhiễm trùng răng miệng.

Cách chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi

Thường thì sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường sau mổ bằng laser nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi chúng sẽ tự biến mất sau một vài tuần.

Cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

                           Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để có cách điều trị kịp thời

Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau phẫu thuật:

  • Chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội sau phẫu thuật.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau ăn và tập vận động lưỡi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng.
  • Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
  • Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên trong vài phút.
  • Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

Nguồn:Conlatatca.vn