Bà bầu bị say nắng: Mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi!

807

Cơ thể của bà bầu vốn dĩ đã nóng hơn bình thường nay cộng thêm nhiệt độ cao ngoài trời sẽ dễ khiến bà bầu bị say nắng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải có những biện pháp bảo vệ, phòng tránh để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của nắng nóng.

Thời tiết hiện tại ở khắp mọi nơi đều đang ở ngưỡng rất cao, nhiệt độ ngoài trời có khi đạt 36 – 420C, vô cùng nóng bức và oi. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm với bất kỳ tác nhân nào và khi ánh nắng quá khắc nghiệt có thể gây khiến bà bầu bị say nắng, gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.

Triệu chứng khi bà bầu bị say nắng

Khi bà bầu bị say nắng thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tim đập nhanh, hơi thở yếu vì mạch tăng đáng kể
  • Da khô, đỏ gay, nhất là trên mặt vì thân nhiệt tăng cao
  • Mẹ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, chóng mặt
  • Người lả đi vì mất nước, kiệt sức, cơ bắp bải hoải, đau nhức
  • Có thể không đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều
  • Bà bầu bị sốt cao
  • Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng thần kinh như ảo giác, cáu gắt, động kinh, mất ý thức, thậm chí hôn mê…

Cách sơ cứu khi bà bầu bị say nắng

Theo các chuyên gia thì khi bà bầu bị say nắng nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Bởi vì cơ thể của phụ nữ mang thai vốn dĩ đã nhạy cảm, thân nhiệt cũng nóng hơn bình thường, cho nên khi bị say nắng cũng sẽ bị nặng hơn và tính chất nguy hiểm cũng sẽ tăng lên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị say nắng

                       Bà bầu bị say nắng là tình trạng rất phổ biến ở thời điểm hiện tại

Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bà bầu bị say nắng thì cần xử lý ngay, không nên để lâu và tốt nhất nên làm theo các bước sau đây:

  • Cho mẹ bầu vào ngồi hoặc nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí, có thể dùng quạt hoặc dùng khăn ướt đắp trán và lau toàn thân để giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Nên lau vào các vùng có nhiệt độ cao như nách, cổ, háng…
  • Khi cho mẹ bầu nằm xuống, tốt nhất nên cho nằm nghiêng về bên trái nếu bụng bầu đã to, sau đó gác chân lên cao.
  • Cho thai phụ uống nước có pha một chút muối hoặc nếu có thể thì cho uống oresol hoặc các loại nước ép trái cây có vị chua. Cứ cho uống liên tục đến khi mẹ bầu cảm thấy khỏe lại.
  • Sau khi thực hiện hết các bước sơ cứu thì cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay để được khám và có cách chăm sóc phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cách bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những ngày hè nóng nực

Bà bầu bị say nắng là chuyện hiển nhiên nếu mẹ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này thì tốt nhất mẹ cần lưu ý:

  • Tránh ra ngoài trời khi nhiệt độ đang cao, khoảng từ 10h – 15h chiều là thời gian nắng cực mạnh, tốt nhất không nên ra ngoài.
  • Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài có việc thì cần phải mặc quần áo kín, đội mũ, kính râm, bao tay… để ánh nắng không tiếp xúc trực tiếp với làn da.
  • Về ăn uống nên chọn các loại thực phẩm thanh mát, có tính giải nhiệt như nước dừa, nước cam, nước chanh, các loại dưa, bí xanh, bí đao, đậu đen… Tránh các loại thực phẩm nóng và có nhiều đường như vải, nhãn, nước ngọt có gas, trà, café…
  • Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm tự nhiên và các viên uống để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để tránh tình trạng dễ mệt mỏi.

Phải sao khi bà bầu bị say nắng?

  Bà bầu bị say nắng cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến thai                                                                  nhi

  • Nên chọn quần áo có tính thấm hút mồ hôi, thoáng mát để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái, không bị bức bối.
  • Nếu phải vận động và ra nhiều mồ hôi thì tốt nhất nên thường xuyên bổ sung nước chứa khoáng chất để tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do mất nước.

Nguồn:Conlatatca.vn