Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra hàng năm, thường vào giữa tháng 11 và tháng 4. Virus cúm có nhiều chủng và mỗi năm có thể lại diễn ra một loại dịch cúm khác nhau nên hệ miễn dịch không kịp phản ứng để chống chọi, do đó chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh cúm, nhất là trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên chăm sóc như thế nào? Metaodo xin chia sẻ các thông tin hữu ích về bệnh cúm và cách chăm sóc bé bị cúm, mẹ hãy theo dõi nhé.
I. Cúm lây lan như thế nào?
Virus cúm được tìm thấy trong mũi và cổ họng. Trẻ sơ sinh có thể bị lây cúm từ ba mẹ và người thân hoặc khách đến chơi nhà. Virus cúm thường lây lan theo một trong ba cách:
+ Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Người bệnh hôn, chạm hoặc nắm tay bé. Nếu bạn bị cúm thì rất dễ lây lan cho trẻ nhỏ, vì thế tốt nhất bạn không nên tiếp xúc với bé.
+ Tiếp xúc gián tiếp với người bệnh: Khi người bệnh chạm vào đồ vật như đồ chơi, tay nắm cửa, khăn mặt, sau đó bé lại tiếp xúc với các vật này và bị lây virus cúm. Bạn nên biết rằng một số vi trùng như vi khuẩn gây cảm lạnh và tiêu chảy có thể ở trên bề mặt trong nhiều giờ.
+ Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi ở gần bé, các virus bị phát ra không khí và dính vào bé làm bé bị lây bệnh.
II. Các triệu chứng trẻ sơ sinh bị cảm cúm điển hình
+ Bé bị sốt cao đột ngột thường trên 39,5°C và có thể bị co giật do sốt
+ Ớn lạnh và run rẩy
+ Đau đầu, đau cơ, nhất là cơ chân và lưng
+ Ho khan và đau họng
+ Chán ăn, bỏ bú
+ Đau dạ dày, đau bụng, nôn và tiêu chảy
+ Đau tai và mắt
III. Các biến chứng bé có thể gặp phải do virus cúm gây ra
+ Bé có thể bị nhiễm trùng cổ họng và dây thanh âm gây khàn giọng, ho khan, thở khò khè, viêm phổi, viêm phế quản.
+ Virus cúm có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bé, dẫn đến viêm tai và viêm xoang.
+ Biến chứng cúm nặng hơn có thể khiến trẻ em dưới hai tuổi và trẻ sơ sinh mắc phải một số bệnh mãn tính như tim, phổi hoặc gặp các vấn đề về thần kinh, não.
IV. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị cảm cúm tới bệnh viện?
Nếu trẻ sơ sinh có các triệu chứng sau đây, bạn nên đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị:
+ Bé khó thở, thở nhanh
+ Bỏ ăn hoặc nôn, trớ
+ Bị sốt từ 38,5°C
+ Bé bị đau ngực, ho ra đờm hoặc nước bọt có máu
+ Bé ho nhiều đến nỗi bị nghẹn hoặc nôn, trớ
+ Bỏ bú, không chịu uống nước và không đi tiểu 6 giờ một lần khi thức dậy
+ Bé bị nôn quá 4 giờ hoặc bị tiêu chảy nặng
+ Bé buồn ngủ nhiều hơn so với bình thường, không muốn ăn hay chơi, hay quấy khóc và không thể dỗ
+ Sau 5 ngày điều trị tại nhà nhưng tình hình bệnh không cải thiện và có dấu hiệu nặng thêm
Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu thấy bé có các biểu hiện sau:
+ Bé khó thở nghiêm trọng, môi xanh tím tái
+ Bé không thể tự di chuyển
+ Bé khó thức dậy hoặc không có tín hiệu trả lời khi bạn lay, gọi
+ Cổ bé bị cứng
+ Bé lên cơn co giật
V. Chăm sóc trẻ em và trẻ sơ sinh bị cúm như thế nào?
+ Bạn nên cho bé bú càng nhiều càng tốt. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé uống nhiều nước và nước ép trái cây để bổ sung nước cho bé.
+ Khi bé bị sốt, bạn nên cho bé mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoát nhiệt và giữ nhiệt độ phòng khoảng 20°C. Dùng khăn ấm lau người giảm nhiệt cho bé hoặc dùng miếng dán hạ sốt.
+ Nếu bé trên 6 tháng tuổi sốt trên 38,5°C, bạn nên đưa bé tới bệnh viện.
+ Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà cho trẻ sơ sinh vì có thể gây tổn thương gan của bé.
+ Giúp bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cúm bằng cách cho bé uống nước ấm mật ong vào mỗi sáng khi thức dậy; dùng máy xông tinh dầu để trị nghẹt mũi; thường xuyên massage cho bé để bé đỡ đau cơ, nhất là vùng lưng và bắp chân.
VI. Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn virus cúm lây lan?
+ Cúm có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm mỗi năm. Vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ mắc bệnh mãn tính có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.
+ Bạn và những người trong gia đình nên tiêm phòng cúm để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm cúm từ gia đình.
+ Bạn nên thường xuyên rửa tay và rửa tay cho bé bằng xà bông diệt khuẩn hoặc cồn.
+ Luôn chú ý giữ ấm cho bé, tránh đưa bé đến nơi đông người, gần người bệnh hoặc vùng bệnh.
+ Dạy bé che mũi và miệng bằng khăn giấy khi bé hắt hơi hoặc ho, hoặc dạy bé ho vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.
+ Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cho bé, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
+ Không cho bé dùng chung cốc, dụng cụ hoặc khăn với người khác.
+ Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng các thực phẩm giàu dưỡng chất như cải bó xôi, thịt gà, trứng, thịt bò, cá ngừ…
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm tưởng là bệnh bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại khó lường nên bạn cần hết sức chú ý để phòng tránh cho bé trong thời tiết giao mùa sau Tết. Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm, bạn có thể dùng các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng tại nhà an toàn cho bé bằng thảo dược như mật ong, máy xông hơi, máy xông tinh dầu, massage cho bé… tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc Tây mà không hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.
Nguồn:Marry BaBy