“Điểm mặt chỉ tên” triệu chứng cho thấy trẻ bị nấm miệng

988

Trẻ bị nấm miệng là loại bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh vì mẹ không thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bệnh này hoàn toàn không khó điều trị nhưng nếu mẹ không phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị thì bệnh nấm miệng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng là do một loại nấm Candida albicans – một loại nấm ký sinh tồn tại trong khoang miệng của trẻ, nhưng vì một lý do nào đó loại nấm này phát triển quá mức khiến cho trẻ bị nấm miệng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng ở trẻ như:

  • Mẹ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nên làm rối loạn hệ vi khuẩn, khiến cho chúng có cơ hội phát triển và gây bệnh.
  • Trẻ bị hăm bẹn dễ gây nhiễm nấm bẹn và lan ra vùng khác.
  • Mẹ giữ vệ sinh cho trẻ không tốt, không thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ.
  • Mẹ bị nhiễm nấm và lây cho con qua việc mẹ cho bé bú.
  • Những bà mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit… Mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt… cũng dễ nhiễm nấm hơn những người khác và dễ lây lan sang cho trẻ.

nhung-trieu-chung-cho-thay-tre-bi-nam-mieng

              Nếu mẹ không thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ thì trẻ sẽ rất dễ bị nấm miệng

Triệu chứng cho thấy trẻ bị nấm miệng

Khi trẻ bị nấm miệng, triệu chứng mà mẹ dễ dàng nhìn thấy đó là trên niêm mạc má, lưỡi…của bé xuất hiện những mảng trắng hoặc vàng đục. Những đốm này có thể lan rộng khắp lưỡi, niêm mạc và cả vòm họng của bé.

Ngoài ra, khi trẻ bị nấm miệng sẽ khiến bé rất khó chịu, thậm chí đau nhức, bé sẽ rất cáu kỉnh và thậm chí còn bỏ ăn nữa. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu này thì mẹ nên có phương pháp điều trị hiệu quả an toàn tại nhà hoặc có thể đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị khi trẻ bị nấm miệng

Việc điều trị nấm miệng cho trẻ không khó nhưng mẹ cần phải tuân thủ trình tự điều trị để đảm bảo bệnh được điều trị dứt điểm:

Bước 1: Rơ lưỡi cho trẻ

Đầu tiên, mẹ cần phải vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Sau đó dùng một miếng gạc y tế quấn quanh tay rồi thấm nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc. Dùng miếng gạc quấn quanh tay rơ lưỡi cho trẻ, nguyên tắc rơ lưỡi là rơ 2 bên vùng má trước sau đó mới đến phần lưỡi.

Tuy nhiên, có 2 điều mà mẹ cần lưu ý đó là nên rơ lưỡi cho trẻ vào buổi sáng, sau khoảng 2 tiếng kể từ khi ăn sáng để giúp trẻ không bị nôn và ngón tay quấn gạc phải có kích cỡ phù hợp với miệng của bé.

nhung-trieu-chung-cho-thay-tre-bi-nam-mieng

             Rơ lưỡi cho trẻ là điều quan trọng để giúp miệng bé luôn được sạch sẽ

Bước 2: Bôi thuốc

Cách điều trị bệnh nấm một cách tốt nhất đó là mẹ dùng các loại thuốc kháng nấm an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hiện nay, có 2 loại thuốc điều trị nấm miệng phổ biến nhất đó là:

Thuốc Miconazole: Đây là một loại thuốc dạng gel đươc đánh giá là có hiệu quả rất tốt. Cách sử dụng loại gel này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần bôi gel này lên các vùng bị nhiễm nấm. Các hoạt chất trong thuốc sẽ giết chết các vi khuẩn nấm Candida trong miệng bé.

Thuốc Nystatin: Đây là loại thuốc uống, có 2 dạng là loại được nghiền nát hoặc dạng bột hòa vào nước để uống. Mẹ có thể dùng thuốc này để thay thế nếu bé yêu không thích dùng thuốc bôi Miconazole.

Nguồn:Conlatatca.vn