Mẹo “phân xử” công bằng cho bố mẹ khi con cái gây gổ nhau

687

Con cái gây gổ nhau là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Việc xung đột này xuất phát từ tính cách và sự nhạy cảm của trẻ khi tham gia các trò chơi thể chất hoặc cùng anh chị em xem ti vi, vẽ tranh,… Vậy, bố mẹ nên làm cách nào để phân xử công bằng cho bé khi có những cuộc “xung đột” xảy ra?

Khi đạt đến những mốc phát triển khác nhau thì nhu cầu sở hữu và mong muốn thể hiện tính cách của bé càng cao. Vì vậy, cảm xúc và tâm lý của trẻ cũng thay đổi theo thời gian. Việc con cái gây gổ nhau trong giai đoạn mới lớn là điều không thể tránh khỏi ở mỗi gia đình.

Nguyên nhân khiến con cái gây gổ nhau trong gia đình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con cái gây gổ nhau mà bố mẹ cần chú ý. Cụ thể như:

con cái gây gổ nhau

Trẻ em luôn luôn ganh tị nhau về để mong đạt được sự chú ý từ bố mẹ

Trẻ có tính cách khác nhau

Thông thường trong một gia đình, trẻ sẽ có tính cách khác biệt nhau. Có bé sẽ ngoan hiền, nhưng cũng có bé bướng bỉnh và nghịch ngợm hơn. Sự khác biệt về tính cách này dễ dẫn đến những cuộc cãi vã không hồi kết khiến bố mẹ nhức đầu, mệt mỏi. Không chỉ vậy, chênh lệch về độ tuổi và giới tính cũng là nguyên nhân khiến các con gây gổ nhau từ ngày này qua ngày khác.

Bé muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Khi còn nhỏ, trẻ luôn luôn ganh tị nhau để mong đạt được sự chú ý nhiều hơn từ bố mẹ. Các bậc phụ huynh càng bận rộn thì nhu cầu cần được quan tâm của bé ngày càng cao. Ngoài ra, nếu nhà có thêm anh/chị/em, trẻ sẽ khó chịu và thường cảm thấy bị “ra rìa”. Nhiều trường hợp, con cái gây gổ nhau, thậm chí là đánh nhau chỉ để thể hiện mình là vị trí trung tâm trong lòng bố mẹ.

Luôn luôn đòi hỏi sự công bằng

con cái gây gổ nhau

Trong một cuộc tranh luận, gây gổ, các con luôn muốn bản thân mình là người chiến thắng

Trẻ em là những vị luật sư tí hon. Chúng luôn luôn đòi hỏi sự công bằng và sẵn sàng gây gổ trong những cuộc cãi vã với anh/chị/em trong gia đình vì quyền lợi riêng. Ví dụ: Bé nhỏ hơn có thể phàn nàn vì sao anh trai được ra ngoài chơi trong khi bé phải ở nhà hay mẹ ôm chị sao không ôm con,… Trường hợp này, bố mẹ nên có cách giải quyết thật công bằng để tránh tình trạng hình thành những tính cách xấu ở trẻ.

Bé yêu cảm thấy khó chia sẻ với anh/chị/em của mình

Hiện nay, nhiều gia đình không có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho từng bé. Vì vậy, trẻ phải chia sẻ cho nhau từ phòng ngủ, đồ chơi…. Tuy nhiên, các con đang trong giai đoạn thích thể hiện bản thân, thích sở hữu đồ vật nên việc chia sẻ một cái gì đó cho anh/chị/em của mình là điều khá khó khăn.

Biện pháp khéo léo giúp bố mẹ can thiệp khi con cái gây gổ nhau

Khi con cái gây gổ nhau, sự can thiệp của bố mẹ là một điều rất cần thiết. Vì trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ, chưa có nhiều nhận thức, nếu tranh cãi xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của các con và mối quan hệ trong gia đình.

Dạy trẻ cách đàm phán và thỏa hiệp

Giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn khiến các con bớt gây gổ lẫn nhau hơn. Đầu tiên, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ ngừng la hét, bình tĩnh lại và nói chuyện với nhau. Mỗi bé sẽ có một cơ hội để nói về vấn đề bức xúc của bản thân.Lúc này, các bậc phụ huynh không nên phán xét và chỉ nên lắng nghe con. Sau đó, hỏi bé có cách nào thỏa đáng và công bằng cho cả hai không. Cuối cùng mới là cách giải quyết của bố mẹ.

Đưa ra luật lệ cho trẻ

con cái gây gổ nhau

Đưa ra luật lệ cho trẻ sẽ giúp con sống có nguyên tắc hơn

Nếu con cái gây gổ thường xuyên, bố mẹ nên đặt ra những luật lệ bao gồm không đánh nhau, không làm hư hỏng đồ của nhau, không cãi nhau,… Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tạo cơ hội cho bé tự đặt ra luật lệ và cách thực hiện để các con có động lực hơn. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ có trách nhiệm trong những việc mình làm và nỗ lực để mong muốn nghe được lời khen từ mẹ hoặc bố.

Bố mẹ không nên thiên vị khi con cái gây gổ nhau

Nếu trẻ liên tục mắc lỗi và anh/chị/em còn lại luôn là người đúng thì bố mẹ cũng không nên so sánh và bày tỏ tâm trạng thiên vị. Nó sẽ phản tác dụng và làm cho bé yêu bực bội nhiều hơn

4 bước giải quyết xung đột khi trẻ gây gổ nhau

con cái gây gổ nhau

Các bậc phụ huynh nên dạy trẻ yêu thương anh/chị/em trong gia đình nhiều hơn

Ngoài những biện pháp nêu trên, 4 bước dưới dưới đây sẽ giúp bố mẹ làm dịu cảm xúc của trẻ ngay tại thời điểm “xung đột” xảy ra.

  • Tách trẻ ra, lắng nghe và ghi nhận tất cả ý kiến từ con
  • Tóm tắt lại câu chuyện và giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu
  • Dành thời gian để trẻ tự tìm giải pháp cho cuộc gây gổ vừa diễn ra
  • Khuyến khích con tự đưa ra cách khắc phục

Nuôi con là cả một quá trình gian nan và đầy vất vả. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và uốn nắn trẻ từ từ để con biết yêu thương các thành viên trong gia đình nhiều hơn. Từ đó, hành động con cái gây gổ nhau cũng sẽ giảm bớt trong tương lai.

Nguồn:Conlatatca.vn