Một số trẻ sơ sinh bị rụng tóc ngay từ những tháng đầu đời, thậm chí quanh một vùng da đầu trọc trơn như chưa từng mọc khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đảm bảo cho con có một mái tóc đẹp, bố mẹ đừng bỏ qua bài viết sau của metaodo nhé!
Mái tóc của trẻ được hình thành dựa trên yếu tố di truyền, tóc mỗi trẻ có độ dày mỏng hoặc có các cấu trúc khác nhau. Có thể trẻ này tóc đen và dày nhưng trẻ khác lại mỏng và thưa, thế nên việc trẻ sơ sinh bị rụng tóc cũng không quá nghiêm trọng để bố mẹ phải lo lắng.
Vì sao trẻ sơ sinh bị rụng tóc?
Theo lý giải của các bác sĩ thì lúc mới sinh, tóc của bé đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, một phần do sự thay đổi các nội tiết tố (hormon) mà bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn loại bỏ các mô cũ để thay thế phần tóc mới. Vì vậy mà hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là hoàn toàn bình thường.
Tình trạng rụng tóc này sẽ xảy ra liên tục từ lúc bé chào đời cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Các ngọn tóc máu được hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ sẽ rụng và thưa dần, thay vào đó bé sẽ có một mái tóc chắc khỏe hơn và đồng đều hơn sau giai đoạn này.
Đối với những trẻ bị cứt trâu cũng sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc và kìm hãm sự phát triển tóc mới. Hãy yên tâm rằng khi cứt trâu biến mất thì tóc mới của bé sẽ được mọc lại bình thường. Để tóc bé không bị rụng thì mẹ có thể tự mình cắt tóc máu cho bé với điều kiện phần thóp của bé đã đóng hoàn toàn, cắt tóc máu sẽ giúp bé có thể mọc tóc tốt và không bị rụng nữa.
Ngoài ra, đối với những trẻ bị thiếu canxi, còi xương hay thiếu vitamin D cũng bị rụng tóc. Chỉ khi tình trạng rụng tóc vẫn tiếp tục diễn ra sau 6 tháng thì mẹ mới nên đưa con kiểm tra để biết có sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc một bất thường sức khỏe nào không.
Những nguyên nhân khác tác động đến mái tóc trẻ
Rụng tóc là sự thay đổi về thể chất, sinh lý hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh. Ngoài nguyên nhân rụng tóc máu thì một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới sự phát triển tóc của trẻ là:
- Khi trẻ bị sốt và một số hormone thay đổi cũng ảnh hưởng tới quá trình mọc tóc ở trẻ. Đối với những trẻ trên 2 tuổi mới thường xảy ra tình trạng này.
- Nếu tư thế ngủ của con không thay đổi, sở thích nằm một tư thế, ví dụ như nằm ngửa thì tóc ở vùng chóp đầu sẽ bị rụng nhiều hơn theo hình vành khăn.
- Một nguyên nhân phổ biến khác là triệu chứng nấm da ở trẻ sơ sinh, nếu mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh rụng tóc kèm theo dấu hiệu như có vảy đỏ, bong ra từng mảng, bị nhiễm trùng.