Trẻ bị thiếu sắt có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như: khó khăn trong tiếp thu bài vở, ghi nhớ thông tin, mệt mỏi sau khi tham gia các hoạt động thể chất… Để những tình huống trên không xảy ra, bạn cần bổ sung ngay những thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn cho bé.
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết để cơ thể được khỏe mạnh. Nó đóng vai trò hình thành nên tế bào máu, đồng thời góp phần vào hoạt động chức năng của não bộ và cơ bắp. Chính vì vậy, trẻ thiếu sắt thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, hệ miễn dịch kém…
Cách an toàn và hữu hiệu nhất để bổ sung sắt cho trẻ chính là nguồn thực phẩm tự nhiên. Bài viết dưới đây Metaodo chia sẻ đến bạn danh mục những thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ. Mời bạn tham khảo ngay nhé!
Lợi ích của sắt đối với sức khỏe trẻ em
Trước khi tìm hiểu những thực phẩm giàu chất sắt, bạn cần rõ hơn về tác dụng của khoáng chất này với sức khỏe con trẻ:
- Sắt đóng vai trò hình thành nên một loại protein gọi là huyết sắc tố. Nó đóng vai trò mang oxy đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do vậy mà thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vấn đề này thường gặp ở các bé dưới 24 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
- Việc bổ sung đủ sắt có liên quan đến sự phát triển nhận thức ở trẻ đang lớn. Phần lớn quá trình này diễn ra trong vòng 6 năm đầu đời, đó là lý do vì sao trẻ trong độ tuổi này cần được cung cấp đủ sắt.
- Sắt giúp phòng ngừa nguy cơ rụng tóc ở trẻ và giữ cho làn da của trẻ luôn khỏe mạnh, tươi tắn.
- Sắt cung cấp oxy đến các tế bào và mô, nhờ vậy mà quá trình sửa chữa thương tổn được thúc đẩy nhanh hơn.
- Khoáng chất này cũng cải thiện cơn thèm ăn, chống lại sự mệt mỏi và giữ cho trẻ tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.
- Sắt đóng vai trò phát triển và củng cố hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại bệnh tật.
Nhu cầu về sắt ở trẻ theo từng giai đoạn
Lượng sắt của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi. Việc nắm bắt được điều này sẽ hỗ trợ mẹ trong vấn đề chọn lựa thực phẩm giàu chất sắt sao cho hợp lý. Dưới đây là nhu cầu về sắt cho trẻ ở từng độ tuổi:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng: 0,27 mg/ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 11 mg/ngày
- Trẻ mới biết đi từ 1 – 3 tuổi: 7 mg/ngày
- Trẻ lớn hơn từ 4 – 8 tuổi: 10 mg/ngày
Thực phẩm giàu chất sắt tốt nhất dành cho trẻ
Sắt trong chế độ ăn tồn tại dưới hai dạng: heme và không heme. Sắt ở dạng heme được tìm thấy ở thịt động vật, trong khi sắt không ở dạng heme lại có ở thức ăn nguồn gốc từ thực vật. Ngoài ra, các loại thực phẩm như thịt nạc, hải sản, trứng, sữa có chứa cả hai dạng sắt trên.
Sự khác biệt chính giữa hai loại sắt này nằm ở tỷ lệ hấp thụ của chúng vào trong máu. Sắt dạng heme được hấp thụ và sử dụng một cách dàng, ngược lại sắt không heme được cơ thể tiếp nhận với số lượng hạn chế.
Điểm mặt những loại thực phẩm giàu chất sắt ở dạng heme
Sự thật là nguồn sắt giàu heme rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Lúc này, mẹ cần bổ sung ngũ cốc và hải sản để đáp ứng nhu cầu về sắt cho bé. Metaodo đã tổng hợp và liệt kê các nguồn thực phẩm giàu chất sắt ở dạng heme:
1. Thịt nạc
Thịt gà, ức gà hoặc thịt bò đều là nguồn cung cấp sắt ở dạng heme phong phú. Khi sơ chế thịt, bạn có thể loại bỏ phần mỡ béo vì có rất ít sắt trong đó.
Bên cạnh đó, gan động vật cũng là sự lựa chọn tốt nếu muốn bổ sung sắt cho trẻ. Gợi ý bạn có thể làm cơm tấm với thịt viên hoặc thịt nướng hay món bò hầm ăn kèm bánh mì để thay đổi khẩu vị.
2. Cá ngừ
Nếu con bạn không bị dị ứng hải sản, hãy cho bé dùng thử món cá ngừ. Loại thực phẩm này không chỉ chứa lượng calo vừa phải mà còn khá ít chất béo gây hại. Hơn nữa, đây lại là nguồn cung cấp sắt lý tưởng, nhất là khi ăn kèm với rau hoặc bánh mì.
3. Hàu
Có thể bạn chưa biết, hầu hết các loại động vật có vỏ như nghêu, hàu đều rất giàu sắt và kẽm.Thịt hàu còn được biết đến là có công dụng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol máu. Theo thống kê một khẩu phần hàu khoảng 90 gram sẽ mang đến 5,9 mg sắt ở dạng heme.
4. Thịt ức gà
Thịt ức gà là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Trong 100 gram thịt ức gà chứa 0,7 miligram sắt. Bạn có thể chế biến thit ức gà theo nhiều cách khác nhau để cho trẻ dùng.
5. Trứng gà
Bạn có biết 100 gram lòng đỏ trứng cung cấp 2,7 mg sắt? Vì vậy, hãy thêm trứng vào thực đơn cho trẻ. Ngoài món trứng ốp la đơn giản và tiện dụng cho bữa sáng, bạn có thể chế biến món trứng hấp, trứng chiên thịt hay dùng trứng để làm bánh cho bé.
Danh mục thực phẩm giàu chất sắt không ở dạng heme phù hợp với trẻ
Một bữa ăn cân đối dinh dưỡng là phải bao gồm thực phẩm có chứa sắt heme và thực phẩm chứa sắt không heme. Điều này giúp trẻ phát triển nhận thức và các cơ quan tốt được.
Bạn có biết rằng nếu cơ thể thừa sắt sẽ dẫn đến ngộ độc trong khi quá ít sắt lại dẫn đến thiếu máu?. Đó là lý do vì sao nên kết hợp giữa cả hai nguồn thực phẩm giàu sắt heme và không heme trong chế độ ăn của con bạn.
1. Cải bó xôi
Không riêng gì cải bó xôi, cải xoăn và bông cải xanh cũng là những loại rau cung cấp sắt không ở dạng heme cho trẻ. Ngoài luộc, nấu canh hay nấu món hầm, bạn có thể chế biến các loại rau trên thành món salad, dùng làm nhân sandwich hay nhân cho món trứng cuộn thơm ngon.
Ngoài ra, có một mẹo để “lén” đưa rau vào thực đơn của trẻ là làm nước ép với các loại trái cây khác.
2. Nước ép mận
Tuy chứa hàm lượng đường tương đối cao nhưng nước ép mận là một nguồn cung tuyệt vời sắt không heme. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế cho trẻ dùng không quá 90 đến 180 ml mỗi ngày. Theo các chuyên gia, một cốc nước ép mận chứa khoảng 3 mg sắt. Điều này sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề táo bón ở trẻ.
3. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô là loại hạt giàu chất sắt phù hợp với trẻ. Khi cho bé ăn, mẹ cần lưu ý tách vỏ thật sạch và đừng rời mắt khỏi bé để tránh tình trạng trẻ bị nghẹn hoặc khó nuốt.
Bạn có thể cho trẻ ăn hỗn hợp các loại hạt gồm hạt bí ngô, nho khô, mận hoặc làm món sữa hạt bí ngô cho trẻ đổi vị.
4. Bánh mì bơ đậu phộng
Bạn có thể cho bé ăn bữa nhẹ vào buổi tối bằng bánh mì được làm từ lúa mì nguyên chất chung với bơ đậu phộng. Một khẩu phần như vậy thôi cũng đã đáp ứng nhu cầu sắt hằng ngày của trẻ. Lựa chọn khác, bạn có thể làm bánh quy bơ đậu phộng từ bột mì hoặc bột yến mạch.
5. Nho khô
Trẻ em khá thích ăn vặt và cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu sắt hằng ngày của chúng là cho bé ăn một phần tư chén nho khô mỗi ngày. Bữa ăn nhẹ này không chỉ cung cấp cho cơ thể trẻ 1 mg sắt mà còn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
6. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm giàu chất sắt không heme và đồng thời cũng bổ sung vitamin C. Sự kết hợp thêm vitamin C sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu chất sắt tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp khoai tây với các loại thịt ở trên để cân đối lượng sắt trong khẩu phần ăn.
7. Các loai đậu và đậu lăng
Các loại đâu và đậu lăng là lựa chọn hàng đầu của bạn nếu muốn bổ sung sắt cho con. Theo thống kê, một nửa cốc đậu chứa đến 4 mg sắt hay một nửa chén đậu lăng cung cấp 3 mg khoáng chất này.
Mẹ có thể chọn mua đậu Hà Lan, đậu thận, đậu gà, đậu garbanzo (một loại đậu xanh) để thay đổi khẩu vị. Các món chế biến từ đậu có thể ăn kèm với bánh mì hoặc cơm để đảm bảo cân đối nhu cầu về protein, axit amin thiết yếu và cả sắt. Ngoài ra, bạn có thể làm món khai vị giàu chất sắt với đậu Hà Lan ăn kèm với mì ống trong bữa tối.
Lời khuyên trong vấn đề bổ sung sắt cho trẻ từ thực phẩm
Như đã đề cập, một bữa ăn hoàn hảo phải bao gồm đủ cả hai loại thực phẩm chứa sắt heme và sắt không heme. Ngoài ra, để trẻ hấp thu tối đa lượng sắt cần thiết, bạn có thể tham khảo các ý kiến sau:
1. Sử dụng kèm với thực phẩm giàu vitamin C
Các loại hoa quả họ cam quýt, ổi, sơ ri, rau xanh, khoai lang, ớt chuông và quả mọng đều là những thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Bất cứ khi nào bạn có kế hoạch cho trẻ ăn thịt, hãy nhớ kèm theo khoai lang hoặc rau củ để có một bữa ăn hoàn chỉnh nhé!
2. Hỏi ý kiến bác sĩ
Cơ thể trẻ em phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên tự ý dùng thực phẩm bổ sung cho trẻ nếu chưa được chỉ định.
Hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã phần nào hiểu được lợi ích của sắt đối với sức khỏe của trẻ. Những loại thực phẩm giàu sắt trên đây sẽ là những gợi ý tốt để bạn có thể đáp ứng nhu cầu về khoáng chất này cho con qua mỗi bữa ăn hằng ngày.
Nguồn:Marry Baby