Sống ở đời, cảm xúc là bản năng, nhưng khống chế được cảm xúc mới là bản lĩnh!

967

Sống ở đời, đừng vì một phút giận dữ mà đạp đổ tương lai phía trước của mình. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được thì dù bạn có cả thế giới thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả thôi.

Ví như chuyện ông bố mua một chiếc smartphone, hỏi con trai cách mở wifi. Con trai nói mãi mà ông không hiểu, con trai nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy, con trai ông ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!”. Không biết khi ấy người bố đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi ta chưa biết thứ gì, bố đã kiên nhẫn dạy ta bước đi, dạy ta học nói, dạy ta ăn cơm… Giờ mỗi lần nghĩ lại hẳn không ít người đều thấy hối hận…

Có cô chị cãi nhau với em trai, chị tức giận đưa tay đánh nó, nó khóc: “Sau này chị lên trường, em không bao giờ mong chị về nữa!”. Nghe xong mà không thể giận nổi nữa. Thiết nghĩ, bản thân ta cứ hay làm quá tâm trạng mình, vậy nên thường xuyên làm tổn thương những người thân yêu nhất, gần gũi nhất.

Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.

Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề. Vậy nên nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của bản thân, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.

Tại sao người ta bảo nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh? Là vì hậu quả cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân.

Hãy gần gũi với những người lớn tuổi hơn, họ có thể dạy bạn cách kiềm chế cảm xúc. Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.

Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

Người xưa có câu: hai năm học nói, cả đời học im lặng. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.

Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.

Chính bản thân ta có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc vì không khống chế được tâm trạng mà đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào. Trong khi một lời hay có thể sưởi ấm cả mùa đông, một câu không hay làm rét lạnh cả tháng Sáu. Sẽ không ai biết được một lời buột miệng lúc nóng giận của chính mình có thể tổn thương người khác như thế nào, kể cả đó là những người thân thiết nhất.

Thế cho nên càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột mất người bạn yêu thương nhất.

Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, chắc chắn ta sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vậy nên, hãy luôn tâm niệm: sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Hồi bé cần nhịn đi chơi, cố gắng học hành. Lớn rồi nhịn thói lười biếng, cố gắng làm việc… Con gái nhịn ăn để giữ dáng. Con trai nhịn ham muốn, không để biến thành dung tục… Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.

Rất dễ bị người ta đổ cho việc giáo dưỡng có vấn đề, làm xấu mặt bố mẹ. Xúc động không thể giải quyết được vấn đề gì, ngược lại, còn dễ tạo thành mâu thuẫn.

Hãy nhìn vào bản thân ta, có phải chính ta cũng luôn muốn được người khác khoan dung với những lỗi lầm? Biết kiềm chế cảm xúc thì ta sẽ không bao giờ mệt mỏi, mà ngược lại sẽ trở nên kiên nhẫn và bao dung hơn, từ đó được mọi người yêu quý, kính trọng. Để rồi khi ta mắc lỗi sai, người khác cũng chẳng ngại rộng lòng tha thứ.

Hi vọng những bài học nho nhỏ về cuộc sống như trên sẽ giúp tinh thần của bạn luôn vui khỏe mỗi ngày. Bạn còn biết đến bài học cuộc sống lý thú nào khác hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nha!

 dinhluc- nguồn:Minh Tú