Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ

886

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu không may trẻ gặp phải các vấn đề về bẩm sinh hoặc những rối loạn di truyền thì bố mẹ cần bình tĩnh để đối mặt. Trong số đó, bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ cũng rất hay xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ là gì?

Theo định nghĩa từ các chuyên gia thì bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ hay còn có tên tiếng Anh là Muscular dystrophy. Đây là một rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp của cơ thể.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó là do sự thiếu hụt hoặc tình trạng mất các thông tin di truyền ngăn cản cơ thể trẻ tạo ra dystrophin. Đây là một loại protein giúp hình thành và duy trì kết cấu khỏe mạnh của các cơ trong cơ thể.

Hầu như những đứa trẻ bị rối loạn dưỡng cơ sẽ dần dần mất đi khả năng hoạt động và sinh hoạt hằng ngày như đi lại, ngồi thẳng, hít thở một cách bình thường cũng như di chuyển cánh tay và bàn tay. Thậm chí bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ nghiêm trọng còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ là gì?

      Bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ là bệnh về rối loạn di truyền làm yếu các cơ trong cơ thể

Bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ có rất nhiều dạng, mỗi dạng lại có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Bệnh này đôi khi có thể gây ra nhiều rối loạn về cơ, tuy nhiên trong vài trường hợp khác thì đến khi trẻ trưởng thành các triệu chứng mới xuất hiện.

Bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ gồm những loại nào?

Nghiên cứu từ các chuyên gia thì tùy thuộc vào từng mức độ rối loạn dưỡng cơ mà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau. Theo đó thì bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ sẽ bao gồm các loại sau:

  • Loạn dưỡng cơ loại Duchenne: Đây là loại loạn dưỡng cơ phổ biến nhất vì nó khiến cho các cơ bắp ngày càng yếu đi.
  • Loạn dưỡng cơ loại Becker: Loại loạn dưỡng cơ ở trẻ này nghiêm trọng hơn so với loạn dưỡng Duchenne.
  • Loạn dưỡng cơ bắp thịt: Thường xuất hiện nhiều ở người lớn hơn là so với trẻ em.
  • Loạn dưỡng cơ vùng gốc chi: Loại loạn dưỡng cơ này phát triển khá chậm và có thể gây ảnh hưởng đến cơ xương chậu, vai và lưng.
  • Loạn dưỡng cơ mặt, vai, cánh tay: Những triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện ở cả bé trai lẫn bé gái. Biểu hiện là trẻ khó nhắm mắt hoặc phồng má lên, cơ vai và lưng cũng yếu đi, gặp khó khăn trong việc nhấc đồ, giơ tay lên cao.

Những biểu hiện đầu tiên của bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ

Theo nghiên cứu thì bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ sẽ không biểu hiện ra ngay trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, khi đến thời điểm bệnh bộc phát thì các triệu chứng sớm sẽ biểu hiện ra ngoài, bao gồm:

Triệu chứng bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ

                    Khi mắc bệnh loạn dưỡng trẻ sẽ dễ gặp các vấn đề về đi lại, hô hấp

  • Trẻ đi hay vấp ngã
  • Dáng đi lạch bạch, xiêu vẹo
  • Trẻ bị đau và cứng cơ
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc chạy, nhảy, khi ngồi lên hoặc đứng
  • Thường xuyên đi bằng ngón chân, tức là gót chân của trẻ không chạm xuống sàn.
  • Trẻ gặp khiếm khuyết trong việc tiếp thu và nhận thức như trẻ chậm nói hơn so với những trẻ bình thường.

Khi bệnh của trẻ chuyển biến nặng hơn thì các triệu chứng cũng trở nên trầm trọng hơn như:

  • Trẻ mất khả năng đi lại
  • Cơ và gân bị co rút, gây hạn chế vận động
  • Trẻ gặp vấn đề về hô hấp, thậm chí phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị thở.
  • Gây cong vẹo cột sống
  • Cơ tim có thể bị suy yếu, dẫn đến các vấn đề về tim
  • Khó nuốt, trẻ bị viêm phổi
  • Trẻ bị phì đại cơ bắp chuối do các tế bào cơ bị phá hủy và thay thế bằng các mô mỡ.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ

Khi phát hiện các dấu hiệu không ổn ở trẻ thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Sau đó, nếu nghi ngờ trẻ bị loạn dưỡng cơ thì bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cũng như chỉ định thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết cơ… nhằm xác định loại dưỡng cơ mà trẻ đang mắc phải, từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp.

               Việc điều trị dựa trên việc khắc phục các triệu chứng của bệnh là chính

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì cho đến nay vẫn có chưa phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ. Điều có thể làm là cải thiện tình các triệu chứng bệnh mà thôi.

Ngoài ra, bệnh loạn dưỡng cơ ở trẻ cũng có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ khắc phục bệnh. Trong đó, gồm 2 loại thuốc phổ biến sau:

  • Corticosteroid: Có tác dụng tăng sức mạnh cơ bắp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tác dụng phụ là khi sử dụng lâu dài có thể làm suy yếu xương và tăng cân.
  • Thuốc tim mạch: Khi bệnh ảnh hưởng đến tim thì thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể sẽ được hỗ trợ vật lý trị liệu, đeo đệm hỗ trợ ở vùng khớp hoặc dùng tất cả các cách để khắc phục triệu chứng mà bệnh biểu hiện ra ngoài nhằm hỗ trợ khắc phục bệnh tốt nhất.

Nguồn:Conlatatca.vn