Trẻ sơ sinh hay đạp chân tay lúc ngủ có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

975

Trẻ hiếu động được xem là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh hay đạp chân tay liên tục không ngừng dù đang ngủ đôi khi lại khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Hãy cùng Conlatatca giải mã hiện tượng lạ này nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh hay đạp chân tay trong lúc ngủ?

Bình thường thì không sao nhưng đến ngay cả lúc ngủ mà trẻ cũng quẫy đạp chân tay liên hồi chắc chắn sẽ khiến cho bố mẹ không khỏi lo lắng, bởi điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ ngủ không ngon giấc và có thể nó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thực tế hiện tượng trẻ sơ sinh hay đạp chân tay trong lúc ngủ chỉ đơn thuần là một hành động bình thường, diễn ra trong vô thức. Bé con của mẹ không hề cố ý làm như vậy đâu, mà chỉ đơn giản là do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó chưa thể khống chế tốt hoạt động của các cơ bắp.

Tại sao trẻ sơ sinh hay đạp chân tay trong lúc ngủ?

Trẻ sơ sinh hay đạp chân tay là hiện tượng theo phản xạ tự nhiên của bé

Bên cạnh đó, hành động trẻ hay “khua khoắng” tay chân cũng có thể là dấu hiệu của việc lịch ngủ của trẻ không phù hợp. Tức là khi trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ và bắt đầu “quậy phá”. Hoặc nếu có ngủ thì giấc ngủ ccuar trẻ sơ sinh cũng sẽ không sâu, dẫn đến bé có nhiều cử động tay chân hay mẹ cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy những cái nhăn mặt, nhoẻn miệng cười, mếu khóc và bắt đầu muốn tỉnh giấc.

Mặt khác, theo các chuyên gia thì đối với những đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời không lâu thì rất hay có các cử động tay chân trong lúc ngủ. Bởi lẽ trẻ đã quen với cảm giác nằm co tròn ở trong bụng mẹ, nên đến khi được ra ngoài không gian rộng lớn hơn bé hay có thói quen đạp mạnh, quờ quạng xung quanh cũng là điều bình thường.

Cuối cùng, hành động trẻ sơ sinh hay đạp chân tay cũng có thể là dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm trẻ tập lẫy, thường là vào khoảng trẻ 4 – 7 tháng tuổi. Lúc này, trẻ đã đủ cứng cáp để tự lẫy, tự lật sấp theo phản xạ của cơ thể để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo.

Trẻ sơ sinh hay đạp chân tay lúc ngủ có gây ảnh hưởng gì không?

Với những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay đạp chân tay lúc ngủ vừa kể ở trên thì có thể thấy rằng tình trạng này không phải là bệnh lý. Nó chỉ đơn thuần là phản xạ tự nhiên của cơ thể và thực ra nó cũng có lợi cho sự phát triển của trẻ chứ không gây hại gì nhiều, có chăng chỉ là đôi khi khiến trẻ giật mình và tỉnh giấc, tuy nhiên điều này là hoàn toàn có thể khắc phục được.

Chính vì thế, thay vì lo lắng khi con “khua tay múa chân” thì bố mẹ hãy cứ chăm sóc con như bình thường. Chỉ khi nào tình trạng này kéo dài quá lâu và theo quan sát của mẹ thấy rằng con đang bị đe dọa bởi một căn bệnh nào đó thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ mẹ nhé!

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay đạp chân tay lúc ngủ

Dù đây là một cử động bình thường không gây hại, nhưng đôi khi trẻ cử động quá nhiều có thể khiến bé giật mình tỉnh ngủ, nhất là vào ban đêm. Chính vì vậy, mẹ cần điều chỉnh lại một chút giờ giấc cũng như thói quen ngủ của trẻ ngày từ lúc này. Chẳng hạn như cho trẻ ngủ vừa đủ vào ban ngày để ban đêm trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh hay đạp chân tay?

Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ để ngủ sâu hơn vào ban đêm để trẻ không hay giật mình

Ngay khi bé cựa mình quơ quào tay chân thì hãy cứ để bé nằm yên chứ không nên đánh thức trẻ. Còn nếu trẻ đã thức hẳn thì mới cần phải dỗ dành trẻ ngủ lại, chứ không nên cứ mỗi lần trẻ giật mình là mẹ lại “nựng nịu trẻ”, điều này sẽ khiến trẻ quen và bé sẽ bắt mẹ thức đêm với mình nhiều hơn.

Đối với trường hợp bé trên 6 tháng tuổi thì khi bé tỉnh giấc mẹ không nên cho bé bú ngay, bởi trẻ ở độ tuổi này không cần phải bú đêm và điều này cũng sẽ giúp cai sữa đêm cho trẻ tốt hơn.

Nguồn:Conlatatca.vn