20 cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả không cần dùng thuốc

1015
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc giúp hạ sốt hiệu quả nhờ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Mẹ có thể áp dụng các cách này để hạ sốt cho con một cách an toàn.

Khi trẻ sốt nhẹ thì mẹ không nhất phải dùng thuốc hạ sốt. Bởi việc lạm dụng thuốc cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, khiến cơ thể trẻ nhờn thuốc và khó điều trị hơn ở lần mắc bệnh sau.

Do đó, trường hợp trẻ không sốt quá cao mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt dưới đây để tránh việc lạm dụng thuốc cho bé.

Khi trẻ sốt nhẹ không nhất thiết phải sử dụng thuốc hạ sốt. (Ảnh minh họa)

1. Đắp chanh tươi

Chanh tươi rất hữu hiệu trong việc giúp trẻ hạ sốt nhanh, đặc biệt phù hợp trong trường hợp bé sốt từ 38 độ. Cách làm rất đơn giản, mẹ cắt chanh thành những lát mỏng, đắp lên trán, khủy tay, chân và dọc sống lưng để trẻ nhanh hạ sốt.

Tuy nhiên, cần lưu ý tránh đắp chanh lên những vùng da bị xước hoặc các vùng da nhạy cảm để tránh làm trẻ cảm thấy ngứa rát và bị xót.

Chanh tươi giúp giảm sốt cho trẻ hiệu quả

2. Nước rau húng quế

Húng quế là loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn của gia đình. Không chỉ là một loại rau ăn kèm, húng quế còn là một vị thuốc quý trong Đông y với tác dụng an thần, giảm strees, hạ sốt hiệu quả.

Dùng nước húng quế cho trẻ uống sẽ giúp làm giảm cơn sốt nhanh và an toàn.

Cách thực hiện như sau:

– Đun sôi 20 lá rau húng quế + 1 thìa cafe gừng băm + 200ml nước.

– Đun tới khi chỉ còn 1 bát nước nhỏ, cho thêm chút mật ong, đảo đều, tắt bếp.

– Sau đó, cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày.

– Uống liên tục như vậy trong 3 ngày, triệu trứng cảm sốt của trẻ sẽ nhanh chóng chấm dứt.

3. Khoai tây

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng khoai tây cũng rất hiệu quả trong việc hạ sốt cho trẻ.

Mẹ chỉ cần thái khoai tây thành những lát mỏng, sau đó ngâm trong giấm 10 phút và đắp lên trán + 1 chiếc khăn lên trên. Khoảng 20 phút sau mẹ bỏ khoai tây ra khỏi trán của trẻ và sẽ thấy hiệu quả tức thì.

4. Tắm nước tinh dầu oải hương hoặc tràm

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ thường lo lắng và kiêng cho con tắm vì sợ bé dễ cảm lạnh. Tuy nhiên, tắm với nước ấm hòa chút tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm lại có tác dụng hạ sốt vô cùng hiệu quả.

Hai tinh dầu này có tác dụng thông mũi, giảm sốt, giữ ấm cho cơ thể, phòng tránh cảm lạnh.

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ cho trẻ tắm với nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu và tắm trong phòng kín.

Tắm xong, mẹ lau khô, mặc quần áo, cho trẻ nằm hoặc chơi nơi thông thoáng, ít giò lùa. Như vậy, trẻ sẽ nhanh hạ sốt mà không cần thuốc.

5. Lòng trắng trứng

Với các bé ở độ tuổi dưới 1 tuổi, việc hạ sốt bằng lòng trắng trứng sẽ rất hiệu quả và an toàn, tránh được việc sử dụng thuốc.

Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần ngâm tất của bé trong lòng trắng trứng và xỏ chúng vào chân. Khi tất khô bạn lại lặp lại quy trình. Làm liên tục khoảng 10 lần, mẹ sẽ thấy bé hạ sốt nhanh chóng từ 10 phút – 1 tiếng.

6. Ăn kem

Đây là phương pháp hạ sốt rất được các mẹ phương Tây sử dụng bởi vừa hiệu quả mà trẻ lại rất hợp tác.

Cách hạ sốt này thích hợp cho các bé từ 10 tuổi trở lên. Ngay khi thấy con có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ hãy cho con ăn một que kem lạnh.

Kem sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, làm mát nhanh chóng lại dễ ăn, ngon miệng. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1 que kem vì ăn quá nhiều có thể khiến con bị đau bụng, lạnh bụng và viêm họng.

7. Massage bằng lô hội

Rất nhiều người biết rằng lô hội có vô vàn công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng biết, lô hội còn có khả năng hạ sốt nhanh và hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Bạn hãy sử dụng chất nhờn bên trong của lá lô hội, sau đó bôi nhẹ lên cơ thể trẻ ở phần bàn chân, tay hoặc trán, lưng. Sau đó masage nhẹ nhàng. Chất nhờn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, mát lạnh giúp thân nhiệt trẻ mau hạ và nhanh chóng hết sốt.

8. Ăn đồ ăn lỏng, uống nước ấm

Để con nhanh chóng hạ sốt, mẹ cũng không quên việc bổ sung dinh dưỡng và cho con uống nhiều nước.

Khi bị sốt, cơ thể ra mồ hôi nên rất dễ dẫn tới kiệt sức, mất nước, mắt, miệng khô. Mẹ cần phải cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu và uống nhiều nước ấm hơn bình thường.

Lưu ý, uống nước ấm để bổ sung nước, giúp cơ thể thải độc, nhanh hạ sốt. Mẹ không cho trẻ uống nước quá nóng gây bỏng miệng hoặc lạnh gây đau răng hoặc lạnh bụng.

9. Massage bằng trà hoa cúc

Một cách khác cũng rất hiệu quả trong việc làm hạ nhanh cơn sốt, đó là dùng trà hoa cúc để massage cho bé.

Hương thơm nhẹ dịu của trà kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn và xua đi sự khó chịu khi bị sốt. Nước trà cũng giúp thân nhiệt của con giảm xuống và làm dịu cơn sốt nhanh chóng.

Cách làm như sau, mẹ pha một ấm trà hoa cúc, sau đó nhúng tay vào nước và đặt nhẹ nhàng lên ngực bé, xoa bóp toàn bộ cơ thể bé, vuốt dọc tay chân, hông, vai để cơ thể bé giảm đau nhức, mỏi.

Làm liên tục như vậy khoảng 3 lần giúp cơ thể bé mau giảm nhiệt, giảm đau nhức.

10. Massage bằng dầu oliu

Cách thực hiện này được áp dụng với trẻ dưới 2 tuổi vì an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trước tiên, mẹ xoa bóp cơ thể bé bằng dầu oliu trước khi đi ngủ. Sau khi xoa bóp xong mẹ lấy khăn ấm lau sạch cơ thể, mặc quần áo bằng chất liệu cotton thoáng mát, mềm để cơ thể bé có thể thoát được mồ hôi, không bí bách.

Sáng sớm, mẹ nên tắm bằng nước ấm với gừng hoặc tinh dầu. Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy cơ thể mát mẻ, dễ chịu.

11. Hạ sốt với dưa chuột

Với những trẻ trong thời kỳ mọc răng thì việc làm bạn với cơn sốt trở nên quen thuộc. Khi đó, dưa chuột chính là giải pháp hiệu quả và an toàn để mẹ giảm sốt cho bé.

Cách làm rất đơn giản, mẹ chọn dưa chuột non (không hạt là tốt nhất), sau đó lấy một nửa quả, cắt gọt thành hình ti giả (phần đầu ti bỏ vỏ, gọt nhỏ bằng đầu ti giả, phần tay cầm để nguyên vỏ) và đưa cho bé gặm.

Dưa chuột sẽ làm mát nhẹ phần lợi bị sưng, giúp bé mau hạ sốt nhanh chóng và giảm bớt cơn đau ở miệng.

Dưa chuột rất hiệu quả trong việc giảm sốt cho trẻ khi mọc răng

12. Dùng tất ướt

Một đôi tất ướt cũng sẽ giúp trẻ hạ sốt rất hiệu quả. Bạn hãy chọn lấy một đôi tất nhỏ và dài sau đó nhúng vào nước ấm, vắt cho ráo nước rồi quấn vào cổ chân và bàn chân của con.

Khi thấy tất ướt lạnh, mẹ lại lặp lại quy trình và làm liên tục tới khi cơ thể bé hạ nhiệt thì dừng lại.

Khi mới quấn tất ướt vào chân, bé có thể thấy hơi khó chịu vì chưa quen. Nhưng chỉ một lúc sau bé sẽ dần thấy mát mẻ và dễ chịu hơn để đi vào giấc ngủ. Ngày hôm sau thức dậy, cơn sốt của bé có thể đã được đánh bay rồi.

13. Hành tây quấn cườm tay trái

Dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng.

Cách làm như sau, mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

14. Đắp lá diếp cá, lá bỏng, hoặc ngải cứu

Lá diếp cá, lá bỏng và ngải cứu đều là các vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Những loại lá này rất dễ kiếm lại có công dụng tốt cho sức khỏe vừa giúp giải cảm lại hỗ trợ lưu thông máu.

Mẹ chỉ cần giã nhỏ một trong các loại lá đó và đắp lên trán trẻ, dùng miếng vải bọc lại. Để khoảng nửa tiếng bỏ ra, lấy nước ấm lau sạch trán. Cách làm này giúp trẻ nhanh hạ nhiệt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh.

15. Uống rễ lá me đất

Với cách này mẹ chỉ nên áp dụng với trẻ từ 6 tuổi trở lên. Nước rễ lá me đất sẽ làm giảm nhanh thân nhiệt, giúp trẻ dứt cơn sốt hiệu quả.

Mẹ chỉ cần lấy rễ lá me đất rửa sạch, giã nát trộn cùng mật ong và cho bé uống mà không cần nấu hay hấp.

16. Chườm trán bằng lá na

Theo Đông y, quả na là một loại quả chữa bệnh tuyệt vời.

Nếu như ruột na có vị ngọt, chua, tính ấm, tác dụng tiêu đờm; hạt na thanh can, giải nhiệt, sát trùng thì lá na có tác dụng trong việc trị sốt rét lâu ngày, rất thích hợp trong việc điều trị cảm sốt ở trẻ.

Mẹ chỉ cần giã lá na, quấn vào một chiếc khăn xô và chườm trán cho bé nhiều lần tới khi bé hạ sốt thì thôi.

17. Uống nước cỏ nhọ nồi

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng cọ nhọ nồi như một loại thuốc hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.

Chỉ cần dùng cỏ nhọ nồi đem rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng. Sau đó, cho vào nồi đun sôi, để nguội, vớt ra giã nát và lọc lấy nước cho bé uống.

Mỗi lần bé uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước, phần bã giã nát và cho vào khăn xô để chườm mát phần trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt.

18. Hạ sốt với tỏi

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình mà nó còn là một vị thuốc thực sự giúp chữa nhiều bệnh. Tỏi còn có công dụng hạ sốt, giải cảm vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, mùi vị của tỏi khá khó uống, nên chỉ thích hợp cho các bé trên 10 tuổi.

Cách hạ sốt bằng tỏi rất đơn giản, mẹ băm nhuyễn vài tép tỏi và cho vào ly nước nóng, khoảng 10 , phút thì lọc bỏ bã và cho bé uống, cơn sốt sẽ dứt rất nhanh.

19. Lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng hạ thân nhiệt, giúp trẻ mau giảm sốt trong thời gian nhanh nhất. Mẹ chỉ cần cho 5g lá bạc hà đã xay nhuyễn vào 200ml nước ấm + một chút mật ong. Cho con uống từ 3 – 4 lần để cơ thể nhanh phục hồi.

20. Nghệ

Trong nghệ chứa hợp chất curcumin – chống virus, kháng khuẩn cực hiệu quả. Đó là lí do mẹ nên tận dụng nghệ, gia vị trong nhà bếp này để chữa cảm sốt cho con.

Cách làm như sau: mẹ trộn 1/2 muỗng bột nghệ + 1/2 muỗng bột tiêu đen và 200ml sữa nóng. Cho trẻ uống 2 lần/ngày (phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ 10 tuổi trở lên).

Lưu ý quan trọng khi hạ sốt cho trẻ:

Những phương pháp hạ sốt trên mặc dù hiệu quả nhưng chỉ thích hợp với trường hợp trẻ sốt nhẹ dưới 39 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên thì cần cho uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ tới bệnh viện để khám sức khỏe.

Không nên chủ quan để trẻ sốt cao liên tục, sốt kéo dài nhiều ngày có thể gây ra nhiều biến chứng và hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Tạp chí sống khỏe