Trẻ sơ sinh ngủ nhiều nguyên nhân từ đâu và những thông tin cần biết

1056

 

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ hơn là thức trong những tháng đầu đời và giấc ngủ rất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng, phát triển nhanh hơn. Nhưng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Quản lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những thách thức trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không quen với giờ giấc hoặc nhịp điệu của ngày bình thường. Do đó, trẻ nhiều khi không ngủ đúng với khung thời gian thích hợp như người lớn. Các bố mẹ thường lo lắng về trẻ sơ sinh ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Nếu bố mẹ lo lắng về giấc ngủ của trẻ có thể theo dõi nhật ký giấc ngủ của trẻ để thấy được rằng trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn so với bố mẹ nghĩ. Trẻ sơ sinh thường ngủ bao lâu? Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (The National Sleep Foundation) khuyến nghị trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 – 17 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngủ của mỗi trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, một số bé chỉ ngủ 11 giờ nhưng một số bé lại cần ngủ 19 giờ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường khi chúng bị ốm hoặc những giãn đoạn trong cuộc sống thường ngày. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bình thường: – Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Ngủ khoảng 16 giờ trong đó 8 giờ ngủ đêm 8 giờ ngủ ngày. – Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Ngủ khoảng 15 giờ, trong đó 10 giờ ngủ đêm, 5 giờ ngủ ngày. – Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm, 3,5 giờ ngủ ngày. – Trẻ 9 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 3 giờ ngủ ngày. – Trẻ 12 tháng tuổi: Ngủ 13,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 2,5 giờ ngủ ngày. Hầu hết mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 30 – 45 phút tới 3 – 4 giờ. Trong vài tuần đầu trẻ thường dậy để bú, sau đó lại chìm vào giấc ngủ. Khi trẻ sơ sinh lớn hơn chút nữa, trẻ sẽ ngủ theo một lịch trình. Trẻ sẽ bắt đầu ngủ vào ban đêm, mặc dù vậy vẫn sẽ thức dậy nhiều lần để bú. Hầu hết các em bé đều không ngủ cố định vào giờ nào cho tới khi chúng được 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh thường không thức giấc lâu quá 3 giờ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ảnh minh họa Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều xác định như thế nào? – Một trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường không phải là điều quá lo ngại nhưng nếu có những biểu hiện khác thì cần phải chú ý. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khỏe mạnh ngủ quá nhiều như: + Tăng trưởng đột biến hoặc phát triển nhảy vọt + Trẻ bị ốm nhẹ hoặc bị cảm lạnh + Do mới được tiêm chủng + Ngủ không đủ giấc vì mắc chứng nhiễm trùng đường hô hấp khiến trẻ khó thở. – Một số trẻ ngủ nhiều vì mắc chứng bệnh vàng da hoặc bị đói. Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da sẽ có màu vàng trên da và trong kết mạc mắt. Các dấu hiệu khác của bệnh vàng da như: + Trẻ lừ đừ + Bỏ bú + Quấy khóc, co giật Một số trường hợp bé ngủ quá nhiều có thể là do cơ thể trẻ mắc bệnh, các chứng rối loạn hô hấp và tim mạch có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ sinh non cũng thời có thời gian ngủ khác với trẻ sinh đủ tháng. Khi nào cần đánh thức trẻ dậy để ăn? Trẻ sơ sinh thường bú liên tục, có nghĩa là cứ sau 1 – 2 giờ chúng sẽ cần ăn. Hầu hết trẻ sơ sinh nên bú sau mỗi 2 – 3 giờ hoặc từ 8 – 12 lần/24 giờ hoặc có thể nhiều lần hơn theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Khi trẻ có biểu hiện như liếm môi, mút ngón tay, há miệng, thè lưỡi…là lúc trẻ bị đói và nên đánh thức trẻ dậy để bú. Không nhất thiết phải đánh thức trẻ nhiều tháng tuổi dậy ăn. Nhưng thường trẻ nhỏ hơn 1 tháng có thể sẽ không tự thức dậy khi bị đói. Đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 4 tuần tuổi không nên để thời gian bú lâu hơn 4 – 5 giờ. Để đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú các bố mẹ cần vuốt nhẹ vào bên má của chúng, kích thích phản xạ của bé. Hầu hết các bé khi ngủ đều không thích bị vuốt ve. Nếu vuốt má không được, các bố mẹ có thể vuốt ve nhẹ nhàng dưới bàn chân của chúng, chạm vào các ngón chân của bé. Đối với thời gian đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú sẽ tùy thuộc vào từng bé. Vì vậy, các bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!

Nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú tránh bé bị đói, mất nước. Ảnh minh họa Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú, ngủ li bì? Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và không theo giờ giấc cố định. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh gặp phải các vấn đề sức khỏe như ốm, sốt, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp, mất nước, có dấu hiệu của các chứng bệnh như bệnh vàng da, viêm màng não… thì cần phải chú ý và đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay. Một số việc các bố mẹ có thể làm trước khi đưa trẻ đi gặp bác sĩ như sau: – Cho trẻ bú đúng giờ, khi trẻ có dấu hiệu bị đói – Cứ từ 1 – 2 giờ nên đánh thức bé dậy để bú đảm bảo trẻ no, không bị mất nước. – Luôn giữ ấm cho trẻ, đảm bảo trẻ không quá lạnh hoặc không quá nóng khi ngủ. – Theo dõi nhật ký giấc ngủ của trẻ để có thể phát hiện những bất thường. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi gặp bác sĩ? Bất cứ khi nào các bố mẹ có những nghi ngờ về chế độ ngủ của con mình đều có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán cần thiết. Nếu trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều, ngủ nhiều bú ít hoặc ngủ li bì kèm theo những dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay: – Trẻ thở hổn hển hoặc khò khè – Trẻ thở có tiếng to – Lỗ mũi của trẻ xòe ra khi bé thở – Vùng da xung quanh xương sườn của bé bị hõm vào khi bé thở – Bé bị sốt – Khi bé chạm hoặc hít, ăn phải thứ gì đó bố mẹ nghi ngờ không tốt Đối với bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của bé các bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị tại nhà rất nguy hiểm tới sức khỏe của bé.