Những điều cần biết khi mẹ mang thai

1936

Công việc giám sát và đưa ra lời khuyên trong thời gian mang thai khi được thực hiện chu đáo có thể chắc chắn rằng em bé sinh ra sẽ được khỏe mạnh và quá trình sinh nở sẽ tốt đẹp nhất.

CHĂM SÓC THAI

Công việc giám sát và đưa ra lời khuyên trong thời gian mang thai khi được thực hiện chu đáo có thể chắc chắn rằng em bé sinh ra sẽ được khỏe mạnh và quá trình sinh nở sẽ tốt đẹp nhất. Từ lúc bạn phát hiện là mình đã có thai cho tới lúc bạn chuyển dạ, bạn phải được bác sĩ của bạn hay 1 phòng khám tiền sản theo dõi điều đặn. Việc chăm sóc thai hay chăm sóc tiền sản theo lịch thăm thai thường xuyên và đều đặn cần được lên kế hoạch ngay từ đầu để bảo đảm là mọi biến chứng có thể xảy ra sẽ được phát hiện và điều trị hoặc tránh khỏi được. Người ta có thể thu thập được thông tin  này bằng cách ghi chép cẩn thận tiền sử y khoa bản thân bạn và gia đình từ đó có những nhận xét về bạn và tiến trình phát triển của em bé qua những kì kiểm tra đều đặn. Việc chăm sóc này nên được bắt đầu ngay từ khi bạn nghi ngờ hoặc biết chắc là có thai, điều chắc chắn phải làm trong khoảng thời gian 12 tuần đầu tiên của thai kì.

me mang thai

VIỆC CHĂM SÓC THAI MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Việc chăm sóc thai được tiến hành chu đáo sẽ là 1 hình thức phòng ngừa tốt về mặt y khoa. Chính do các ông bố bà mẹ tương lai quan tâm đến hành động này mà tỉ lệ tử vong cho các bà mẹ và thai nhi đã giảm xuống đáng kể. Muốn việc chăm sóc thai đạt được hiệu quả cần phải chú ý các yếu tố sau đây:

– Quan tâm đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của thai phụ.

– Chắc chắn thai nhi phát triển bình thường.

– Phát hiện những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé sau khi chào đời.

– Chuẩn bị tốt cho người mẹ đủ dinh dưỡng để nuôi con.

– Cung cấp cho các ông bố bà mẹ tương lai những kiến thức về quá trình mang thai và sinh nở để họ có quyết định riêng, đồng thời nhận thức về niềm vui này.

– Cố vấn về chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục để trợ giúp trong thời gian chờ sinh cũng như để phục hồi sức khỏe và thể hình sau khi sinh.

VIỆC GÌ XẢY RA TRONG NHỮNG KÌ KIỂM TRA?

Dù bạn đến phòng mạch bác sĩ, phòng khám y tế địa phương hay phòng khám bệnh viện thì việc chăm sóc cơ bản cũng giống nhau. Bạn sẽ được thử nghiệm đều đặn hoặc vào những thời gian qui định rõ trong thời gian mang thai để liên tục kiểm tra sức khỏe của bạn và em bé như: chiều cao, cân nặng, nước tiểu, nhịp tim thai, huyết áp, sờ nắn bụng, các xét nghiệm máu, siêu âm, chọc màng ối, nội soi thai….. Những thử nghiệm khác là chọc dò nước ối, định lượng alphafetoprotein (AFP) sàng lọc và nội soi thai (fetoscopy) chỉ được tiến hành khi nào có chỉ định.

NGƯỜI TA THU THẬP THÔNG TIN RA SAO?

Mọi thông tin theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi sẽ được ghi chép thật thường xuyên và đầy đủ vào 1 hồ sơ tiền sản cùng với tiến độ phát triển thai kì của bạn. Hồ sơ chứa đựng thông tin về bạn, về tiền sử y khoa của chồng bạn và bất cứ điều gì đáng chú ý trong tiền sử gia đình, ví dụ như hiện tượng có sinh đôi. Để xác định ngày sinh dự kiến, người ta sẽ phỏng vấn bạn về kì kinh nguyệt cuối cùng và tính chất của các chu kì kinh nguyệt xem bạn có áp dụng biện pháp tránh thai nào không. Tiền sử các kì sinh trước cũng được ghi lại. Các bác sĩ cũng có thể thu thập được thông tin có giá trị về những vấn đề có thể xảy ra nếu bạn tường trình cho họ về những yếu tố cũng như điều kiện làm việc của bạn. Nếu có điều gì bạn không hiểu khi nói chuyện với các bác sĩ y khoa, hãy yêu cầu họ giải thích, đừng tự cho phép mình yên tâm trong khi có nhiều điều chưa rõ. Nếu có vần đề gì đặc biệt mà không được đề cập tới bạn nhớ nêu vấn đề đó lên.

NHỮNG KÌ THĂM KHÁM THAI VÀ CÁC LỚP HỌC TIỀN SẢN:

Mỗi khi bạn tới phòng khám, nhớ mang theo 1 bản liệt kê những điều bạn thắc mắc và những vấn đề trục trặc để bạn không bỏ sót câu hỏi về 1 vấn đề nào đó. Bạn cũng phải bàn bạc với nhân viên y tế về việc bạn muốn sinh theo kiểu nào và hãy yêu cầu ghi điều đó trong hồ sơ của bạn, lưu ý cả việc bạn có muốn bị rạch tầng sinh môn hay không, giám sát thai nhi và chủ động chọc màng nước ối, hỏi nhân viên về việc chủ trương của bệnh việc trong việc đỡ sinh theo tự nhiên hay theo phương pháp sinh chỉ huy. Bạn nên đi tham quan các phòng sinh hay phòng chờ sinh trong bệnh viện chẳng hạn như xem em bé sẽ được sắp xếp cho nằm cùng phòng với bạn không, hoặc có gối kê lúc chuyển dạ và bầu không khí trong phòng như thế nào. Bạn nên đăng kí theo học những khóa học tiền sản ở bệnh viện hay những nơi uy tín. Các lớp học này phối hợp việc giáo dục sức khỏe và 1 chế độ tập luyện để giúp bạn chuẩn bị sinh nở và lấy lại vóc dáng sau này. Bạn sẽ được hướng dẫn các kĩ thuật thư giãn và thở để sinh con 1 cách tự nhiên. Chồng của bạn cũng sẽ được tiếp đón và có thể giúp đỡ bạn thực hành các phương pháp này để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.