Những việc cần làm trước khi mang thai

1219

Chuẩn bị cho việc mang thai có dễ hay không? Phụ nữ có nhiều lo ngại về sức khoẻ, chế độ ăn kiêng, thuốc men, tập thể dục, sinh nở và sau đó là trách nhiệm đến khi bé yêu chào đời. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ thường khuyên chúng ta cần chuẩn bị về thể chất và tinh thần như thế nào, nên làm gì trước khi quyết định lập gia đình.

Một khi đã lập gia đình, hầu như chúng ta đều có suy nghĩ sẽ tạo ra thiên thần bé nhỏ. Để thực hiện điều đó, trước khi mang thai cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả vợ và chồng để chào đón thiên thần nhỏ của mình. Đó chính là điều băn 

Những việc cần làm trước khi mang thai

1. Lập lịch kiểm tra trước khi sinh:

Mẹ nên lên lịch cuộc hẹn với một bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai (preconception). Bác sĩ sẽ xem xét lại tiền sử bệnh tật cá nhân, tiền sử bệnh tật gia đình, bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào mà mẹ đang sử dụng… Mẹ cũng có thể cần ngừng sử dụng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến thai nghén của mẹ.

Bác sĩ sẽ thảo luận về chế độ ăn kiêng trước khi mang thai, tập thể dục, chế độ giảm cân, chủng ngừa và bất kỳ thói quen không lành mạnh nào (chẳng hạn như hút thuốc lá, tiêu thụ rượu và lạm dụng ma túy). Mẹ có thể được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu mẹ có bất kỳ bệnh trạng nào như bệnh tiểu đường, hen suyễn, hoặc huyết áp cao… Những thuốc này phải được kiểm soát trước khi mẹ mang thai. Nếu mẹ không trải qua bất cứ cuộc kiểm tra sức khoẻ nào trong năm vừa qua, bác sĩ có thể lên kế hoạch khám khung chậu và xét nghiệm pap smear để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2.Tìm hiểu về tiền sử bệnh tật gia đình (của mẹ và ông xã): lưu ý đến bệnh di truyền:

Đây là một trong những điều quan trọng cần làm trước khi mang thai. Tìm hiểu về tiền sử bệnh tật của vợ / chồng  để tìm hiểu về bất kỳ rối loạn di truyền hoặc các vấn đề có liên quan sức khỏe, sẽ giúp mẹ thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ cho trẻ sơ sinh.

Bác sĩ sẽ yêu cầu hai vợ chồng làm xét nghiệm sàng lọc di truyền,nếu như nghi ngờ có bệnh lý di truyền như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, xơ nang(cystic fibrosis),… Nếu mẹ hay bố đang mang bất kỳ chứng rối loạn di truyền nào, sẽ có nguy cơ bé yêu của mẹbịliên quan đến tình trạng này. Thử nghiệm này có thể thực hiện qua nước bọt hoặc mẫu máu.

Trước khi mang thai cần làm gì?

3. Từ bỏ rượu, hút thuốc và ma túy:

Nếu bố/mẹ hút thuốc, uống rượu bia, hoặc dùng ma túy, nên bỏ ngay bây giờ. Thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sanh non, sẩy thai, và cân nặng giảm khi sinh ở trẻ. Một số loại thuốc vẫn còn trong máu ngay cả sau khi hết tác dụng. Qúy ông hút thuốc lá sẽ giảm lượng tinh dịch và lượng tinh trùng thấp. Hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Mẹ cũng nên tránh uống rượu vì gây ra nhiều tác hại, trong đó có nguy cơ khuyết tật cho thai nhi.

4. Tránh nhiễm trùng:

Mẹ có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách làm theo một số biện pháp cơ bản:

• Rửa tay thường xuyên khi nấu ăn. Đảm bảo rằng thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 đến 4ºC và nhiệt độ tủ đông đến -18ºC .

• Không tiêu thụ thực phẩm như gia cầm và cá sống hoặc nấu chưa được chín, phô mai và các sản phẩm bơ sữa và thịt nguội khác không được khử trùng. Chúng có thể mang vi khuẩn có hại có thể gây bệnh listeriosis, làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.

• Nước ép chưa khử trùng có chứa vi khuẩn như E.coli hoặc salmonella, nên tránh.

• Mang bao tay trong khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh nhiễm trùng như toxoplasmosis.

• Chích ngừa cúm, thủy đậu, rubella,uốn ván… trước khi mang thai để ngăn ngừa các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng da, uốn ván rốn… Nặng hơn có thể gây dị tật cho thai nhi

5. Hạn chế lượng caffeine:

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu caffeine, hoặc trà có nên được tiêu thụ trước khi mang thai hay không, các chuyên gia nói rằng phụ nữ dự định mang thai nên tránh hoặc giảm lượng caffein.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quá mức caffeine có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Mẹ nên hạn chế mức tiêu thụ dưới 200mg  hoặc một tách mỗi ngày.

6. Sống trong một môi trường không nguy hiểm:

Nếu mẹ bị phơi nhiễm với các chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc hoặc nơi khác, có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mẹ,thậm chí thai bị di tật, sẩy thai…

Ngoài ra, mẹ cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc các sản phẩm: như chất tẩy rửa, dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu,… Nói chuyện với bác sĩ để biết làm thế nào giảm thiểu rủi ro.

7. Tập trung vào sức khoẻ tinh thần của mẹ:

Mẹ nên ở trong trạng thái tâm trí tốt khi muốn thụ thai.Tâm trạng hạnh phúc ảnh hưởng tốt đến khả năng thụ thai của mẹ. Mặc dù đôi khi mẹ rất lo lắng, buồn, căng thẳng, hoặc chán nản. Nếu mẹ liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, hãy nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc ông xã,mẹ cũng có thể tìm kiếm một số trợ giúp của chuyên viên tư vấn tâm lý như thảo luận về cảm xúc và lựa chọn các giải pháp điều trị giúp mẹ khi cần thiết. Yoga và thiền cũng có thể giúp mẹ khắc phục chứng căng thẳng, lo lắng hay stress.

8. Khám răng:

Xem xét sức khoẻ răng miệng trước khi mang thai cũng là yếu tố cần thiết. Thay đổi nội tiết trong thai kỳ sẽ làm cho mẹ dễ bị các rối loạn liên quan nha khoa. Nồng độ progesterone và estrogen cao ảnh hưởng đến lợi và làm cho chúng dể bị viêm (đỏ, mềm, và sưng lên). Mẹ nên khám nha sĩ mỗi sáu tháng hoặc tùy theo lịch hẹn khi cần.

9. Chế độ tập thể dục:

Nếu mẹ đang có lịch trình tập thể dục đều đặn, đó là sự hoàn hảo! Nếu chưa, thì mẹ nên bắt đầu. Thói quen tập thể dục sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, bớt căng thẳng, chuẩn bị cho cơ thể mang thai, và làm cho việc mang thai dễ dàng hơn.

Mẹ có thể bắt đầu với các bài tập thể dục thường xuyên như yoga,aerobics, hoặc bơi lội để làm tăng sự linh hoạt. Nếu mẹ không có thời gian cho bất kỳ chế độ tập nào như trên, có thể  nên xem xét đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Những nỗ lực nhỏ nhặt như đi cầu thang thay vì thang máy, đỗ xe của mẹ cách nơi làm việc vài mét,… sẽ  giúp mẹ có điều kiện vận động.

10. Cố gắng duy trì trọng lượng lý tưởng:

Có thể dễ dàng thụ thai nếu mẹ có trọng lượng lý tưởng, được xác định bởi chỉ số BMI. Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều nguy cơ bị biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ.  Tương tự như vậy, những người có BMI thấp có thể sẽ sinh con nhẹ cân. Tập luyện thể dục, ăn uống có kiểm soát, cần thiết bác sĩ dinh dưỡng có thể hổ trợ giúp mẹ về kiến thức dinh dưỡng và cách tập luyện phù hợp sức khỏe, có thể giúp mẹ đạt được trọng lượng lý tưởng.

11. Cẩn thận khi chọn cá:

Nếu mẹ thích ăn cá, nên cẩn thận. Mặc dù cá chứa axit béo omega-3 (cần thiết cho sự phát triển của não và mắt), protein, và các chất dinh dưỡng khác, nhưng đôi khi lại chứa thủy ngân, có hại không chỉ cho mẹ và cả bào thai. Tránh cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương… nếu như cảm giác không an toàn hay không qua sự kiểm định nào hết, đối với nguồn thực phẩm.

12. Kiểm tra tài chính:

Có con sẽ có tác động trực tiếp đến tài chính của mẹ. Điều này có nghĩa là trước khi lên kế hoạch mang thai, hãy lên kế hoạch tài chính, bảo hiểm và các kế hoạch chi tiêu trước khi sinh cũng như sau sinh. Kiểm tra xem bệnh viện của mẹ dự kiến sinh có nằm trong danh sách bảo hiểm hay không? Chi phí cụ thể ra sao?

Nếu mẹ không có bảo hiểm y tế, nên kiểm tra với địa phương để biết chương trình bảo hiểm tự nguyện dành cho hộ gia đình nhé.

13. Ngưng thuốc tránh thai:

Bây giờ là thời gian để tránh xa thuốc ngừa thai. Một khi mẹ có ý định có thai nên ngưng thuốc ngừa thai từ 1 đến 3 tháng, để đảm bảo sự mang thai an toàn nhé!

14. Nắm được chu kỳ rụng trứng của mình :

Mẹ có thể lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể và thay đổi chất nhờn cổ tử cung. Theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên (trong một khoảng thời gian vài tháng) sẽ giúp mẹ biết thời gian rụng trứng của mỗi chu kỳ. Cũng có thể sử dụng test nhanh báo rụng trứng sẵn có trên thị trường. Quan hệ vào thời điểm trứng rụng cơ may đậu thai cao hơn.

15. Cải thiện khẩu phần dinh dưỡng :

Điều quan trọng đầu tiên, mẹ nên dùng thực phẩm bổ dưỡng để giữ cơ thể mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho bản thân và ông xã sẽ cải thiện cơ hội thụ thai của mẹ.

16. Bắt đầu dùng axit folic :

Axit folic rất quan trọng vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh như chứng nứt đốt sống ở thai nhi. Bác sĩ thường đề nghị bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi mang thai. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), mẹ nên uống khoảng 400mcg folic acid mỗi ngày. Bánh mì, ngũ cốc hay sữa dành cho bà bầu,.. là những thực phẩm giàu axit folic.

17. Nghĩ đến quyết định có baby của bố và mẹ:

Trước khi lên kế hoạch mang thai, mẹ nên tự hỏi xem liệu cả bố và mẹ đã sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con hay chưa. Hãy tự hỏi những câu hỏi chính này:

• Cả hai người đều mong muốn có con như nhau không?

• Mẹ và ông xã của mẹ có đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt cho con của mình hay không? (như muốn sinh con ở nước ngoài?; Muốn sinh con gái?; Muốn sinh con trai?; Muốn sinh vào năm tốt, giờ tốt?….)

• Bố mẹ đã chuẩn bị tinh thần cho sự cân bằng giữa thời gian và tài chính khi quyết định có con.

• Nếu có sự khác biệt tôn giáo trong gia đình, bố mẹ có thống nhất về cách nuôi dạy con?

Thật ra nhìn chung, những vấn đề nói trên không phải là khó khăn để thực hiện, để thực hiện vợ chồng chỉ cần biết một số nhận thức và kỷ luật để chăm sóc bản thân cũng như baby.

Chúc mẹ một hành trình hạnh phúc và lành mạnh để thụ thai, mang thai, và làm cha mẹ.

Nguồn:Huggies