Trước khi sinh con cha mẹ cần chuẩn bị những gì?

1140

Trước khi sinh con khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng, nhất là đối với các bậc cha mẹ đón con đầu lòng thì việc chuẩn bị này không phải là việc dễ dàng, mời các bạn cùng tham khảo danh sách những đồ cần phải chuẩn bị trước sinh dưới đây.

1. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé vào mùa đông:

Mùa đông thời tiết lạnh, có thể kèm theo mưa phùn nên giỏ đồ chuẩn bị cho bé sẽ có thêm nhiều đồ giữ ấm, cần thêm chăn ủ và quần áo nhiều hơn. Danh sách đồ sơ sinh cho bé vào mùa đông dưới đây là gợi ý cho các mẹ tham khảo:

 

Mùa đông thời tiết lạnh, có thể kèm theo mưa phùn nên giỏ đồ chuẩn bị cho bé sẽ có thêm nhiều đồ giữ ấm, cần thêm chăn ủ và quần áo nhiều hơn.

– Máy vắt sữa: bạn có thể mua máy vắt sữa bằng tay hoặc chạy điện, loại đơn, hoặc đôi tùy theo sở thích và tài chính của mình, giá máy vắt sữa giao động từ 300.000đ đến 10 triệu đồng tùy loại.

– Quần áo trẻ sơ sinh (3 bộ): Khi ở viện, thường thì bé sẽ dùng tất cả đồ của bệnh viện nhưng để đề phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị, trớ sữa… mẹ vẫn nên chuẩn bị thêm đồ từ nhà mang đi. Nếu sinh mổ, chị em có thể phải ở bệnh viện thời gian dài hơn nên cần chuẩn bị thêm đồ cho bé.

– Chăn cho bé (2 chăn): Mặc dù ở khá viện ấm áp nhưng mẹ vẫn nên đắp riêng chăn cho bé kẻo khi mẹ rời giường, bé có thể bé bị lạnh.

– Tã lót (5-7 cái): Trẻ sơ sinh có thể tè 12 lần trong ngày vì vậy mẹ nhớ chuẩn bị tã giấy loại dùng cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán hoặc tã chéo.

– Băng rốn: 3 bộ.

– Mũ, bao tay chân: khoảng 3-5 bộ. Bao tay chân của bé mẹ nhớ lộn trái, cắt hết những sợi chỉ thừa. Đã từng có trường hợp bé bị chỉ thừa của những bao tay chân này quấn quanh tay siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.

– Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau cho bé và lau ngực cho mẹ.

– Sữa cho bé: Nếu sữa mẹ chưa thể về ngay, các mẹ có thể xin sữa các sản phụ khác hoặc mua sẵn sữa ngoài cho em bé bú trong lúc đợi sữa về.

– Các đồ dùng khác: rơ lưỡi, dụng cụ lấy ráy tai cho bé, tấm lót chống thắm, kem chống hăm, ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ chú ý không được dùng những muỗng mỏng có thể làm rách miệng của bé.

2. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé vào mùa hè:

Mùa hè thời tiết ấm áp, đồ cho bé cũng thường là những bộ quần áo thoáng mát, mềm mại, chăn ủ cũng là loại khá mỏng và mềm. Các mẹ cùng tham khảo danh sách dưới đây nhé:

 

Mùa hè thời tiết ấm áp, đồ cho bé cũng thường là những bộ quần áo thoáng mát, mềm mại, chăn ủ cũng là loại khá mỏng và mềm.

Mũ thóp: 03 cái

Mũ mềm: 03 cái

Bao tay, bao chân: 05 bộ

Khăn mặt xô: 10 cái

Khăn mặt bông: 02 cái

Chăn cotton mỏng: 01 cái (đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang về nhà nếu lạnh)

Tã giấy sơ sinh: 01 gói

Giấy lót phân su: 01 hộp

Giấy ướt: 01 gói

Gối vỏ đỗ: 01 bộ (gối đầu và gối chặn)

Sữa cho trẻ sơ sinh (400g):01 hộp (cho bé dùng nếu mẹ chưa có sữa)

Bình sữa 60ml: 01 cái (dùng để pha sữa, một số BV không cho bé bú bình)

Cốc + thìa nhỏ:01 bộ (bón sữa cho bé)

Thìa inox dài: 01 cái (dùng để khuấy sữa khỏi vón)

Bình nhựa to, nắp kín: 01 cái (để tiệt trùng bình sữa)

Chậu tròn nhỏ: 01 cái

Kem chống hăm: 01 tuýp (có thể dùng cho mẹ nếu bị nứt cổ gà)

Thuốc nhỏ mắt mũi sơ sinh: 01 lọ (Natri Clorid 0,9%)

Băng rốn: 01 túi

Rơ lưỡi: 01 túi

Áo sơ sinh cotton:01 cái (mặc lúc về, trong viện dùng đồ của bệnh viện)

Áo len mỏng cài khuy: 01 cái (mặc lúc về nếu trời nhiều gió)

Khăn voan mỏng (trắng): 01 cái (dùng lúc về)

Tã chéo: 01 cái (mặc lúc về)

3. Chuẩn bị đồ cho mẹ trước khi sinh

Không chỉ em bé mà mẹ cũng phải chuẩn bị khá nhiều đồ trước khi sinh, dưới đây là những đồ cần thiết mẹ nên trang bị cho mình trước khi nhập viện:

 

Không chỉ em bé mà mẹ cũng phải chuẩn bị khá nhiều đồ trước khi sinh, dưới đây là những đồ cần thiết mẹ nên trang bị cho mình trước khi nhập viện.

– 2 – 3 bộ quần áo sau sinh.

– Bỉm quần và băng vệ sinh: Bỉm quần dùng khi ra nhiều sản dịch và băng vệ sinh cho những ngày sản dịch ít dần.

– Quần lót giấy để dùng trong bệnh viện.

Ngoài ra, khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé, mẹ cũng có thể cân nhắc thêm các món đồ như: cũi, địu, xe đẩy, máy tiệt trùng bình sữa, miếng lót thấm sữa,… nếu có điều kiện. Thực ra những món đồ này không dùng nhiều nên nếu muốn tiết kiệm, mẹ có thể bỏ qua.

4. Chuẩn bị đồ dùng cho người nhà đi cùng chăm bé và mẹ:

Không chỉ có mẹ mà gia đình đều rất lo lắng, hồi hộp cho ca sinh nở. Có thể là bố hay bà ngoại, bà nội bé… sẽ chăm sóc mẹ và bé trong những ngày lưu lại bệnh viện sau sinh. Hãy chuẩn bị một số vật dụng để dành cho “hậu phương vững chắc” này:

– 1-2 bộ quần áo để thay đổi.

– Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt…

– Dép đi trong nhà.

– Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc hai mẹ con.

– Máy ảnh, máy quay, điện thoại di động… để lưu lại những khoảnh khắc quý giá khi đón bé yêu chào đời.

5. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi nhập viện:

Giấy tờ nhập viện rất quan trọng, nhất là với các mẹ hưởng chế độ sinh theo BHYT thì không nên quên bất cứ các loại giấy tờ nào dưới đây.

– Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.

– Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.

– Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.

6. Chuẩn bị không gian riêng cho bé trong nhà:

Khi em bé ra đời có rất nhiều thứ xáo trộn trong nhà ở, vì vậy chuẩn bị không gian riêng cho bé là điều vô cùng cần thiết.

Sau khi sinh, việc di chuyển của bà bầu tại nhà là rất khó khăn. Vì thế bạn cần phải đảm bảo rằng ngôi nhà của mình đủ độ an toàn cho mẹ và bé, phòng chống trơn trượt tại sàn nhà và nhà vệ sinh.

Trong 03 năm đầu đời là khoảng thời gian có nhiều yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm cho bé nhất. Vì thế, việc thiết kế lại nơi ở làm sao để bé được an toàn là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần xem lại song chắn cửa sổ, cầu thang, bịt lại các ổ điện trong tầm với của trẻ và cho các vật sắc nhọn để lên cao hoặc cho vào tủ đồ và dùng khi cần thiết.

7. Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng trước khi đón bé chào đời:

Không ít bà mẹ sau lần sinh con lần đầu rơi vào tình trạng “trầm cảm sau sinh” hoặc gặp các vấn đề khác về tâm lý do chưa chuẩn bị kỹ tâm lý để làm mẹ và quá dè dặt, e ngại trong đời sống thường nhật. Để đánh bay được những stress sau mang thai bạn cần năng động và chia sẻ nhiều hơn để giảm những áp lực không cần thiết cho bản thân mình. Bạn có thể chia sẻ những điều mình không hiểu, những điều khiến cho bạn cảm thấy áp lực cho mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc chính chồng của mình để được có lời khuyên tốt nhất. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể gặp chuyên gia tâm lý học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có được những tư vấn phù hợp.

Tóm lại, sinh con đầu lòng là khoảng thời gian kỳ diệu nhất trong cuộc sống của bạn. Vì thế bạn hãy bỏ qua những kỳ vọng về cuộc sống gia đình mới, về thói quen ngủ nghỉ bú mớm của bé… và ra sức tận hưởng cuộc sống. Nếu không, bạn sẽ mất đi một khoảng thời gian tuyệt diệu nhất đấy.

Nguồn:dantri.vn