Một người có khả năng phán đoán và tự lập thường đưa ra được phương hướng và có những quyết định kịp thời. Phần lớn những người có khả năng này điều chịu ảnh hưởng giáo dục của gia đình từ nhỏ. Vì thế, cha mẹ cần bồi dưỡng cho con khả năng tự lập từ khi còn bé. Cở quá trình bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự lập ngay từ khi con bé. Cơ sở của quá trình bồi dưởng này là cho trẻ cơ hội được tự mình giải quyết các vấn đề.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình trở thành người đứng đầu, trở thành niềm tự hào của gia đình, dòng họ, là hiền tài của quốc gia. Vì thế,khi trẻ còn nhỏ, do lo sợ trẻ chưa hiểu chuyện nên cha mẹ thường biểu lộ vẻ mặt nghiêm khắc, chỉ đạo mọi hoạt động trong cuộc sống của trẻ, chẳng hạn như tham gia lớp học ngoại khóa nào…
Từng việc làm của trẻ đều do cha mẹ quyết định có được phép hay không. Cha mẹ luôn muốn hoạt định cho con. Nhưng ít ai trong số họ biết rằng làm như vậy chỉ khiến tâm lí trẻ nhỏ phải chịu ảnh hưởng không tốt mà thôi. Nếu cứ yêu cầu trẻ phải sống theo cách của mình. Thậm chí có lúc phải bắt buộc trẻ làm những việc mà chúng không thích, không trẻ cơ hội được giải quyết, thì có thể trẻ dần mất chủ kiến, trở thành người nhút nhát. Gặp việc gì cũng sợ hãi, từ đó khiến trẻ có ác cảm, dần dần hình thành tâm lí phản ngịch chống đối.
Ảnh:(Vietbao)
Cha mẹ không thể sống cuộc đời của con nên để trẻ có cơ hội quyết đinh những gì có thể. Sau đó, hướng dẫn cho trẻ cách nhìn nhận vấn đề và quyết định của trẻ có làm ảnh hưởng tới ai không.nếu quyết định của trẻ không tốt trẻ sẽ phải chịu trách nhiệm về mình. Đó cũng là cơ hội để trẻ trải nghiệm, để trẻ cảm thấy có trách nhiệm với bản thân mình hơn. Ngay cả khi có những lựa chọn tồi tệ cũng không làm ảnh hưởng tới tâm lí trẻ.
Cuộc đời của trẻ nên để trẻ quyết định, nếu cha mẹ muốn trẻ biết chịu trách nhiệm với chính cuộc đời trẻ thì chi bằng hãy cho trẻ những cơ hội được tự quyết định. Mỗi một quá trình quyết định là một quá trình tư duy; Bao hàm trong đó sự quan sát, phân tích, cân nhắc, phán đoán , tổng hợp… Và là cơ hội tốt để trẻ tự rèn luyện. Mỗi một lần trải nghiệm khả năng giải quyết vấn đề cùa trẻ sẽ nâng lên môt phần. Vì vậy, trong giáo dục gia đình, cha mẹ tuyệt đối không nên dùng suy nghĩ của mình để mình quyết định thay trẻ nhỏ, nên tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn và đưa ra quyết định, không nên cưỡng ép, ngoài ra cũng nên góp ý với trẻ một số việc để trẻ có được những quyết định tốt nhất.
Ảnh:(Subin.vn)
*Theo: 108 bí quyết giáo dục con của cha mẹ thông thái