Trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn – Mẹ cảnh giác dấu hiệu viêm màng não cực nguy hiểm

745

Sốt và nôn là những triệu chứng thường xuất hiện cùng nhau, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến trường hợp trẻ bị viêm màng não. Cùng xem qua bài viết sau để biết trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn do bệnh lý thông thường hay viêm màng não để điều trị đúng cách mẹ nhé.

Vì sao trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn? Việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp gia đình có cách đối phó giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Sau đây là những nguyên nhân thường gây ra bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn

Tình trạng trẻ bị sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy, nôn mửa có thể trẻ bị mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày do vi khuẩn, trẻ bị nhiễm vi rút, kí sinh trùng hoặc do trẻ bị dị ứng gây ra phản ứng kháng viêm của cơ thể. Với trẻ nhỏ thì những triệu chứng này chỉ thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày tùy theo cách chăm sóc và dinh dưỡng từ bố mẹ.

Về triệu chứng nôn nhiều khi sốt, hoặc là do cơ vùng bụng và ngực của trẻ co thắt lại tạo nên áp lực lên ổ bụng và dạ dày khiến trẻ bị nôn. Hoặc là do trẻ bị sổ mũi và tiết ra nhiều dịch trong dạ dày gây ra cơn buồn nôn ở trẻ. Đây là những triệu chứng phát sinh khi trẻ bị sốt hoặc cảm lạnh, nhiễm virus.

Bố mẹ cần đề phòng khi trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn trớ kèm theo cơn nhức đầu nặng. Nếu mẹ thấy trẻ bỗng dưng ít vận động hẳn, thường xuyên ôm đầu và khó ngủ, quấy khóc thì đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Bệnh lây truyền qua virus và các tác nhân gây bệnh tấn công vào màng mềm, khi bệnh trở nặng mới ảnh hưởng đến não và để lại di chứng nếu việc cấp cứu không kịp thời.

Dấu hiệu bệnh viêm màng não ở trẻ

Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn thì không thể xác định chính xác được rằng bé có bị viêm màng não hay không. Những dấu hiệu khác mà bố mẹ nên chú ý là: trẻ sốt cao kèm theo đau đầu, trẻ có biểu hiện khó kiểm soát khả năng vận động như cử động khó, chậm chạp, người lừ đừ, chân tay run, nguy hiểm hơn là khi con lên cơn co giật, hôn mê, liệt nửa người..

Nếu bố mẹ nghi ngờ khả năng trẻ bị viêm màng não thì giải pháp cấp bách là đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra xét nghiệm. Nếu bố mẹ chậm trễ hoặc chỉ chăm sóc bé tại nhà sẽ khiến bệnh nặng hơn và phát sinh di chứng ảnh hưởng lâu dài đến não. Bệnh viêm màng não rất nghiêm trọng, bé cần được bác sĩ theo dõi trực tiếp để chẩn đoán liệu tình trạng gây ra bởi vi khuẩn hay virus.

trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn ói khi ăn

Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn do viêm màng não sẽ giúp điều trị hiệu quả

Cách xử lý khi trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn do bệnh lý

Đối với triệu chứng sốt và nôn thông thường thì bố mẹ có thể thực hiện chăm sóc con tại nhà bằng những phương pháp sau:

Hạ sốt an toàn cho bé

Nếu như trẻ sốt cao hơn 38 độ, mẹ hãy hạ sốt bằng chườm ấm toàn thân cho trẻ và không nên tự ý dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc hạ sốt hoặc miếng dán hạ sốt cho trẻ sốt trên 38,5 độ C, không được dùng kháng sinh nếu chưa có hướng dẫn  cụ thể của bác sĩ.

Nhất định phải bù nước và điện giải

Khi con bị nôn, cơ thể sẽ mất một lượng nước và dịch dạ dày khá lớn dẫn đến thiếu nước và điện giải. Lúc này việc bổ sung nước sẽ rất cần thiết, mẹ có thể cho con uống oresol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc uống nước cam, nước lọc hay sữa đều tốt cho cơ thể trẻ đang bệnh.

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho con

Nhiều mẹ có thói quen ép trẻ ăn để nhanh lấy sức khi bị bệnh. Tuy nhiên, việc ép con ăn nhiều chỉ khiến trẻ ăn vào rồi nôn ra do khó tiêu. Mỗi lần ăn mẹ chỉ cho ăn một ít, chia làm nhiều bữa để dạ dày con làm việc hiệu quả hơn. Lúc này, các món phù hợp cho bé là cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm…

trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn

Khi trẻ 4 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên cho con uống nước cam để tăng cường đề kháng

Nếu trẻ nôn, không ép bé ăn ngay

Mẹ nên đợi khoảng 45 – 60 phút để cho bé ăn tiếp sau khi con vừa nôn xong. Khi cơn sốt hết hẳn thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ hết nên mẹ hãy cố gắng chăm sóc tốt bé trong thời gian này nhé.

Giữ vệ sinh cho trẻ khi bị bệnh

Khi trẻ bị bệnh, mẹ hãy đảm bảo vùng mũi và họng của con luôn thông thoáng và không có nhiều dịch bằng cách rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Ngoài ra, khi con đi vệ sinh xong và trước khi ăn cơm nên rửa tay cho cả nhà để hạn chế lây lan virus.

Nguồn:Conlatatca.vn