Học cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé giúp mẹ đúng chuẩn “chuyên gia dinh dưỡng” tại gia

937

Ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều ưu điểm giúp con phát triển về cả thể chất lẫn hình thành nhận thức trong ăn uống. Tuy nhiên, các mẹ cần biết cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật sao cho đúng cách để con có thể hấp thu hoàn toàn những dưỡng chất quan trọng có trong thực phẩm. Cùng tham khảo bí quyết chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật cho con thông qua bài viết sau mẹ nhé.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách theo các mẹ Nhật được chia làm 4 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn đều có cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật riêng biệt tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của bé. Cụ thể, mẹ cần nắm rõ cách nấu thức ăn dặm cho con theo những mốc quan trọng dưới đây.

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Lời khuyên cho các mẹ là không nên cho bé ăn chất đạm trong 3 – 4 tuần đầu cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ đã quen với việc tiêu hóa thực phẩm ngoài sữa mẹ thì mới nên tiếp tục thêm vào thực đơn các loại thịt cá dễ tiêu.

cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi cần được nghiền nhuyễn

Cách chế biến thịt, cá cho trẻ ăn dặm là mẹ chỉ nên lọc thịt nạc, phi lê thịt cá trắng. Sau đó đem luộc chín và lọc lấy nước nấu cháo. Đối với các loại cá, mẹ nên rây qua lọc lấy xương và thêm vào một ít nước dùng, bột sắn rồi nấu cùng với cháo. Đối với thịt thì mẹ có thể dùng cối giã hoặc dùng máy xay, để đảm bảo bé tiêu hóa tốt.

Các loại rau mẹ nên nấu chín và dùng cối xay nhuyễn để đảm bảo không còn xơ. Khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn này thì mẹ nên ưu tiên nhiều nước, cháo loãng và ít đạm để loại bỏ cảm giác lợn cợn.

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng

Công thức nấu cháo cho trẻ 7 – 8 tháng theo tỷ lệ phù hợp là 1:7 (tức 1 gạo 7 nước) và mẹ nên tiếp tục rây thêm lần nữa để đảm bảo độ sánh mịn. Các bé được 7, 8 tháng đã có thể ăn thô hơn so với giai đoạn đầu nhưng mẹ nên tiếp tục chế biến thịt cá và rau củ theo cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong giai đoạn một.Đặc biệt trong giai đoạn này, các mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các loại rau, củ quả và tăng lượng đạm để bé dần quen với việc tiêu hóa chuẩn bị cho giai đoạn ăn thức ăn thô tiếp theo.

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng

Lúc này, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính bởi bé đã nhai bằng lợi khá nhuần nhuyễn. Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật không còn phải nghiền nhuyễn mọi thứ nữa, mẹ chỉ việc nấu chín mềm tương đương với chuối là vừa. Có thể cắt to các loại thực phẩm khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.Bé hoàn toàn có thể ăn được các loại rau, thậm chí là cuống rau được nấu chín. Ngoài ra, trứng gà, gan gà, đậu phụ, các loại đậu cần được nấu chín và giữ nguyên hạt để bé tự cầm nắm và đưa vào miệng. Tỷ lệ nấu cháo ăn dặm cho bé lúc này là 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước) nên mẹ có thể nấu cháo nhuyễn mịn và không cần rây nữa.

gợi ý cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật

Các cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong từng giai đoạn

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng

Bé đã có khẩu vị như người lớn và giai đoạn này bé cũng đã ăn được các loại thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Mẹ có thể cho bé thử làm quen với cơm nhão và tập cách giúp bé dùng thìa và nĩa để tự lấy thức ăn.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên cho bé ăn nhạt, nhưng nếu muốn bé làm quen với khẩu vị người lớn thì mẹ có thể thêm vào thức ăn chút muối sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của con.

Giai đoạn này, mẹ nên cho bé trải nghiệm nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì, ngũ cốc hoặc chế biến các món cơm nắm kết hợp. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn.

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật để đông lạnh

Một trong những cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật được các mẹ tại xứ sở hoa anh đào ưa chuộng là sơ chế và trữ đông. Cách này sẽ phù hợp với những mẹ có công việc bận rộn và không có nhiều thời gian để nấu thức ăn. Để đảm bảo món ăn được bảo quản tốt và giữ nguyên dinh dưỡng thì mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ:

Cháo nhuyễn

  • Mẹ nấu cháo trắng như bình thường, đợi cháo nguội rồi cho vào từng ô của khay đá. Tùy thuộc vào nhu cầu ăn của mỗi bé mà mẹ ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.
  • Sau khi đông thành đá thì lấy ra, cho vào túi bảo quản thực phẩm và cho vào lò vi sóng hâm nóng.
  • Mẹ có thể kết hợp cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm bằng cháo đông lạnh cùng thực phẩm tươi nếu không có thời gian.

cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật được ưa chuộng là trữ đông

Các loại củ quả

  • Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang thì mẹ nên cắt thành từng miếng nhỏ, luộc chín và cho vào túi bảo quản thực phẩm.
  • Mẹ lấy ra và dùng muỗng, hoặc chày nghiền nhuyễn phần rau củ đang đông cứng.
  • Dàn đều phần rau củ ra và chia thành từng phần nhỏ trong khẩu phần của bé.
  • Cho từng phần vào các ô của khay đá và khi sử dụng thì mẹ định lượng mức dùng và chế biến.

Nước rau củ luộc

  • Tương tự như cách chế biến rau cho trẻ ăn dặm. Mẹ rửa sạch và cho rau củ vào nồi luộc lấy nước.
  • Mẹ nên ưu tiên các loại rau củ dễ tiêu và có vị ngọt như: củ cải, cà rốt, bắp cải, khoai lang, nấm, bó xôi,… nấu cùng 600ml nước.
  • Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái. Phần cái mẹ đem xay cho bé dùng liền hoặc trữ đông (hoặc mẹ có thể để bố mẹ dùng vì phần cái đã ra hầu hết chất), còn nước thì mẹ đổ vào từng khay đá để bảo quản dùng dần.

cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật như chuyên gia

Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật phù hợp vừa giúp bé hấp thu tốt vừa cung cấp dinh dưỡng

Thịt, cá

Cá sẽ là chất đạm đầu tiên mà bé được làm quen trong giai đoạn ăn dặm kiểu truyền thống và kiểu Nhật. Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật là thịt, cá để đông lạnh cũng hết sức đơn giản.

  • Trước tiên mẹ đem cá đi luộc chín và bỏ da, xương.
  • Lấy phần thịt cho vào cối giã nhuyễn và cho vào túi bảo quản thực phẩm bảo quản trong ngăn đá.
  • Đối với thịt, mẹ cũng thực hiện tương tự nhưng mẹ cần đảm bảo thịt được nấu chín mềm để khi bảo quản vẫn còn độ tươi ngon, nguyên chất.

Mẹ có thể bảo quản lạnh với tất cả các loại thực phẩm cho con ăn dặm. Tuy nhiên, thời gian và số lượng thực phẩm trữ đông không được quá 1 tuần để thức ăn không phát sinh vi khuẩn cũng như không bị mất chất. Để đảm bảo, mẹ nên ghi chú ngày tháng cho từng loại và căn cứ vào đó để cho bé dùng dần.

Conlatatca.vn