Khi mang thai, nhiều chị em thường bỏ qua bữa sáng vì thói quen vốn có hoặc nỗi lo sợ tình trạng nôn mửa do ốm nghén. Vậy bà bầu nhịn ăn sáng có sao không? Bỏ bữa sáng có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu nhịn ăn sáng có sao không?
Với người bình thường, bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vậy với thai phụ thì sao? Bà bầu nhịn ăn sáng có sao không? Câu trả lời ở đây là có. Việc bà bầu nhịn ăn sáng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của trẻ sau này.
- Bữa sáng giúp tăng cường trao đổi chất, dự trữ năng lượng. Nhịn ăn sáng sẽ khiến mẹ bầu bị hạ đường huyết, chóng mặt, lờ đờ mệt mỏi. Nhịn ăn sáng làm dạ dày bị bỏ đói lâu, dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, bỏ bữa sáng khi mang thai khiến trẻ sinh ra thiếu cân, còi cọc xanh xao, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Bỏ bữa sáng sẽ làm đại tràng của mẹ mất đi phản xạ tự nhiên, kéo dài sẽ gây ra chứng táo bón và trĩ trong thai kỳ.
- Kết quả nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) cho thấy người không ăn sáng có nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch cao hơn 27% so với những người có ăn sáng hàng ngày.
Một bữa sáng hợp lý, khoa học không chỉ giúp mẹ bớt mệt mỏi mà còn giúp con yêu được no nê sau một đêm dài ngon giấc trong bụng mẹ. Không chỉ vậy, bà bầu ăn sáng đúng cách sẽ giúp trẻ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể chất – trí não, lớn nhanh từng ngày.
Hướng dẫn cách ăn sáng chuẩn khoa học cho mẹ bầu
Muốn bản thân khỏe mạnh, thai nhi trong bụng phát triển tốt, trẻ sinh ra đủ ký, thông minh lanh lợi thì mẹ bầu cần phải ăn sáng đúng cách như sau:
Thời gian ăn sáng hợp lý
Ăn sáng quá sớm hay quá muộn đều không tốt cho sức khỏe của mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm lý tưởng cho bữa sáng rơi vào khoảng thời gian từ 7 – 8 giờ sáng. Ban đêm khi mẹ ngủ, phần lớn cơ quan trong cơ thể đều “ngủ theo”, chỉ có hệ tiêu hóa là vẫn làm việc đều đặn để tiêu thụ lượng thức ăn còn lại đến gần sáng mới được nghỉ ngơi.
Tốt nhất là sau khi thức dậy mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, vận động chân tay cho cơ thể tỉnh táo sau đó đợi tới 7-8 giờ mới ăn sáng. Lúc này, ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng khá hiệu quả, thai nhi sẽ được cung cấp dưỡng chất nhiều nhất.
Làm sạch ruột bằng nước ấm
Cách thực hiện rất đơn giản, sau khi thức dậy mẹ chỉ việc uống 1 cốc nước ấm là được. Sau khi ngủ, cơ thể thường thiếu nước làm máu đặc hơn, tuần hoàn kém đi. Nước lọc ấm giúp kích thích hệ tiêu hóa, đào thải cặn bã, giảm độ dính trong máu.
Ngoài các lợi ích kể trên, nước ấm còn giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Nó giúp mẹ đi ngoài dễ dàng đều đặn vào mỗi sáng ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ một cách ngoạn mục.
Không ăn sáng quá no
Ăn sáng là chuyện quan trọng nhưng không phải cứ ăn sáng càng nhiều thì càng tốt. Ăn sáng quá no sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, uể oải do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Bên cạnh đó, ăn quá no sẽ làm thai phụ bị tích tụ mỡ thừa, gây nên bệnh tiểu đường và mỡ trong máu.
Với những bà bầu bị triệu chứng ốm nghén hành hạ, ăn sáng quá no sẽ làm các biểu hiện ợ chua, nôn mửa xảy ra “dữ dội” hơn. Tốt nhất là mẹ nên ăn lót dạ, ăn có chừng mực để đảm bảo sức khỏe và hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.
Gợi ý chế độ dinh dưỡng trong bữa sáng cho bà bầu
“Hãy ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày”.Thật vậy, chuẩn bị một bữa sáng hợp lý sẽ giúp mẹ khởi động ngày mới suôn sẻ và đầy năng lượng. Bà bầu ăn sáng đúng tiêu chuẩn sẽ giúp dinh dưỡng “vào con không vào mẹ” tránh tình trạng tăng cân khi mang thai không kiểm soát.
Vào buổi sáng, thai nhi dễ hấp thụ dưỡng chất nên mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất bao gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt ưu tiên các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (rau củ, trái cây)
- Ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân …)
- Thực phẩm giàu đạm: trứng gà, thịt nạc, thịt gia cầm, cá hồi …
Mẹ nên lựa chọn các món ăn nóng, dễ tiêu như súp, cháo, sữa nóng… Một nguyên tắc vàng trong bữa sáng của bà bầu đó là lượng thức ăn nạp vào có thể ít nhưng phải thay đổi đa dạng và đủ chất.Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “Bà bầu nhịn ăn sáng có sao không?” để hiểu hơn về tầm quan trọng của bữa sáng với sức khỏe bản thân nói chung và thai nhi nói riêng. Mẹ hãy chú ý ăn sáng đầy đủ mỗi ngày để con yêu phát triển khỏe mạnh nhé!
Nguồn:Conlatatca.vn