Cách chữa đau dạ dày tại nhà cho trẻ sơ sinh

950

cách chữa đau dạ dàyBộ máy tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, chỉ cần một sơ suất nhỏ của mẹ khi cho con ăn uống cũng có thể khiến bé bị đau dạ dày. Thực tế, đau dạ dày rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bộ máy tiêu hóa phải làm quen với thức ăn rắn hơn và bé rất dễ gặp phải các vấn đề về đầy hơi, trào ngược, axit, tiêu chảy, nôn mửa và táo bón. 

Làm thế nào để xoa dịu những cơn đau dạ dày cho trẻ sơ sinh? Metaodo mách mẹ các cách chữa đau dạ dày cho bé tại nhà, hãy cùng theo dõi nhé!

I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị đau dạ dày, tình trạng này có thể nặng hoặc nhẹ, có thể chữa trị tại nhà hoặc phải đến bệnh viện.

1. Gas

Đau dạ dày do khí gas ảnh hưởng đến hầu hết trẻ sơ sinh, cho dù bé bú sữa mẹ hay bú bình. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tháng tuổi do hệ tiêu hóa còn rất non nớt.

Nếu mẹ đặt vú hoặc bình sữa không đúng vị trí khi cho bé bú sẽ khiến bé bị nuốt phải quá nhiều không khí, gây đầy hơi, khó chịu.

2. Cho ăn quá nhiều

Khi mẹ cho bé ăn quá no có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe đường ruột khác nhau như suy giảm hệ tiêu hóa, đau do đầy hơi gây áp lực lên dạ dày và nôn mửa.

3. Nhạy cảm với một số loại thực phẩm

Một số trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với các thành phần trong sữa công thức hoặc một số loại thực phẩm. Phản ứng dị ứng đó có thể được kích hoạt khiến bé bị đau dạ dày.

thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm gây dị ứng có thể khiến bé bị đau dạ dày

4. Quá tải lactose

Sữa mẹ những ngày đầu khi cho con bú rất nhiều đường nhưng ít chất béo nên nếu bé bú quá nhiều, đường sẽ không được tiêu hóa đúng cách, dẫn đến khí được tạo ra quá mức gây khó chịu cho dạ dày của bé.

5. Hệ tiêu hóa kém phát triển

Mặc dù trẻ sơ sinh đã có một hệ thống tiêu hóa phát triển đầy đủ nhưng hệ vi sinh vật giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch lại chưa được tạo ra nên khi bé ăn thường hay bị tích tụ khí trong dạ dày khiến bé khó chịu.

6. Rau quả 

Mặc dù ăn rau củ để mát sữa, tăng cường chất xơ, vitamin là cần thiết, thế nhưng một số loại rau củ như súp lơ, đậu, hành và bắp cải lại dễ gây tích tụ khí trong dạ dày của bé. Thế nên, nếu nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn sơ sinh, mẹ nên hạn chế ăn các loại rau, củ này nhé.

rau cải bắp làm bé bị đầy hơi
Rau cải bắp làm bé bị đầy hơi

7. Táo bón

Những thay đổi trong chế độ ăn của bé, thói quen cho ăn hoặc uống nước có thể tạo ra phân khô và cứng khiến bé bị đau bụng.

8. Trào ngược

Trẻ từ một đến ba tháng tuổi thường bị trớ một phần nhỏ sữa sau khi bú do van giữa ống thức ăn và dạ dày chưa phát triển đầy đủ. Đôi khi sữa đi ra ngoài rồi lại bị chảy ngược vào dẫn đến đau dạ dày.

9. Đau bụng

Bé có thể bị đau dạ dày khi ruột bị tắc nghẽn hoặc nhiều khí quá mức.

II. Cách chữa đau dạ dày cho trẻ sơ sinh

trà hoa cúc
Trà hoa cúc làm giảm cơn đau dạ dày cho bé

1. Trà hoa cúc

Các đặc tính chống viêm của hoa cúc La Mã sẽ làm giảm các cơn co thắt dạ dày, vì thế mẹ có thể pha trà hoa cúc với nước sôi rồi để nguội cho bé uống.

2. Chườm nóng

Chườm nóng giúp máu lưu thông và xoa dịu cơn đau dạ dày của bé. Mẹ có thể cho nước ấm vào một chậu thủy tinh rồi nhẹ nhàng lăn trên bụng bé hoặc dùng khăn nhúng nước ấm và chườm.

3. Massage bằng dầu mù tạt

Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa và đổ dầu mù tạt ra lòng bàn tay của mình, xoa đều hai lòng bàn tay sau đó áp lên bụng bé và massage theo chuyển động tròn xung quanh rốn để kích thích hệ thống tiêu hóa.

dầu mù tạt
Dầu mù tạt làm giảm cơn đau dạ dày cho trẻ sơ sinh

4. Tống khí ra ngoài

Bụng đầy khí gây ra các cơn đau dạ dày, vì thế mẹ cần tống khí ra ngoài cho bé như:

+ Sau mỗi lần cho bé bú xong, mẹ hãy đặt bé ở tư thế đầu bé tựa vào vai mẹ, sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé.

+ Hoặc đặt bé ở tư thế úp mặt vào cẳng tay mẹ, hai chân bé đặt ở khuỷu tay mẹ, cằm bé đặt trong bàn tay mẹ và nhẹ nhàng vuốt ve lưng cho bé.

5. Bấm huyệt bàn chân

Dây thần kinh vùng bụng có liên đới với vùng trung tâm của lòng bàn chân trái, vì vậy mẹ có thể bấm huyệt lòng bàn chân trái cho bé để làm giảm cơn đau dạ dày bằng cách:

+ Mẹ nhẹ nhàng nâng chân trái của bé đặt vào lòng bàn tay mình

+ Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào lòng bàn chân của bé để kích thích các dây thần kinh, giúp làm dịu cơn đau cho bé.

bấm huyệt bàn chân trái
Bấm huyệt bàn chân trái giúp giảm cơn đau dạ dày cho bé

6. Mật ong 

Mật ong rất lành tính nên an toàn để dùng cho trẻ sơ sinh. Mật ong là kháng sinh tự nhiên, có thể kháng viêm, làm hạn chế sự tiết dịch vị (axit) dạ dày nên giúp làm giảm cơn đau cho bé.

III. Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?

Khi mẹ đã áp dụng rất nhiều cách để xoa dịu cơn đau cho bé nhưng bé vẫn xuất hiện các triệu chứng này thì cần đưa tới ngay bệnh viện nhé.

+ Bé đột ngột thay đổi kiểu khóc, khóc liên tục và khóc ré lên

+ Bé bị sốt và ho nặng

+ Bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy ra dịch màu xanh lá cây

+ Bé đi phân có máu hoặc nước tiểu có máu

+ Bé bị sụt cân nhanh

trẻ sơ sinh bị ho
Nếu thấy trẻ sơ sinh bị ho và sốt cao hãy đưa bé đến ngay bệnh viện

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Việc áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà cho bé chỉ nên là biện pháp hỗ trợ tức thì, Metaodo khuyên mẹ nên đưa con tới bệnh viện ngay khi phát hiện bé có các dấu hiệu bị đau dạ dày nhé.

Nguồn:Marry Baby