Cách kiềm chế cơn tức giận – Cha mẹ không dạy, con cái dễ mắc sai lầm

933

cách kiềm chế cơn tức giậnViệc dạy trẻ cách kiềm chế cơn tức giận chính là ba mẹ đã giúp con tránh khỏi những hành động hồ đồ khi lớn lên sau này.

Ngày nay, các bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tư cho con cái học hành, vui chơi. Song việc dạy bé các kỹ năng xã hội lại thường bị người lớn coi nhẹ. Điều này dẫn đến tình trạng, một bộ phận những người trẻ ngày càng trở nên thô lỗ và lúng túng trong giao tiếp.

Một trong số những vấn đề thường gặp nhiều nhất ở trẻ chính là không biết cách kiềm chế cơn tức giận. Từ đó dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Ví dụ như bé ăn nói hỗn hào với người lớn hoặc làm bạn bè tổn thương.

Mặc dù dân gian có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nhưng điều này không đúng. Một đứa trẻ ngoan hay hư, ôn hòa hay thô lỗ phần lớn lại phụ thuộc vào cách dạy dỗ của cha mẹ và văn hóa từ gia đình mình.

I. Dạy trẻ kiềm chế cơn tức giận như thế nào cho đúng?

Ba mẹ thường khuyên con cái đừng giận dữ hoặc buồn bã. Song điều này chỉ khiến bé cảm thấy bị kìm nén.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, thực chất những hành động hung hăng là một phản ứng bản năng ở con người khi tức giận. Bất cứ bản năng nào bị kìm hãm cũng đều gây ra áp lực cho tâm lý. Điều này không tốt cho sức khỏe tâm thần.

Cho nên, thay vì ngăn cấm con tức giận, ba mẹ nên dạy trẻ cách trút bỏ trạng thái đó như thế nào để không làm tổn hại đến người khác.

Đặc biệt, đôi khi trẻ cần tạm thời kìm nén cơn tức giận nhằm tránh các cuộc đối đầu. Song điều này không có nghĩa trẻ phải nén vào trong lòng, theo kiểu ngậm đắng nuốt cay. Bởi vì cách này chỉ gây tổn hại về tinh thần, thể chất làm bé dễ mắc phải nhiều chứng bệnh. Ví dụ như trầm cảm, huyết áp cao, ngủ không ngon giấc, tiêu hóa kém. Hoặc bé dễ bùng phát những hành vi bạo lực hay trở nên thụ động trong các mối quan hệ.

II. 14 cách dạy trẻ cách kiềm chế cơn tức giận

1. Dạy con thể hiện tâm trạng 

Ba mẹ nên đặt tên cho các cảm xúc và dạy trẻ sử dụng từ khi mới chập chững biết đi. Ví dụ như khi tức giận hoặc thất vọng con sẽ biểu hiện như thế nào, nói năng ra sao… Việc này để khuyến khích trẻ biết thể hiện cảm xúc đúng mực.

Song ba mẹ không nên chỉ dạy suông mà phải có những dẫn chứng cụ thể. Và không gì tốt hơn là việc người lớn thường xuyên thể hiện trạng thái cảm xúc của mình với con cái. Đó chính là những minh họa sinh động nhất để bé học theo.

Cách kiềm chế cơn tức giận 1
Dạy con cách thể hiện cảm xúc

2. Dạy con đặt mình vào vị trí của người khác 

Ba mẹ nên dạy cho con hiểu, ai cũng có tính cách và lối sống riêng cần được tôn trọng. Chúng ta không thể ép buộc người khác làm theo ý mình và việc phán xét là điều vô cùng thô lỗ.

Để giúp bé nhận thức tốt việc này, ba mẹ không nên áp đặt thế giới quan của mình cho con trẻ. Mỗi bé sẽ có cảm xúc và mức độ trưởng thành khác nhau. Vì thế, bạn cần lắng nghe và hướng dẫn cho con, thay vì nổi nóng khi bé làm sai ý của mình.

3. Cha mẹ nên thường xuyên hỏi con “tại sao?” 

Sau mỗi lần con tức giận, ba mẹ nên thường xuyên đặt ra câu hỏi “tại sao”. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng bản chất sự việc để đưa ra lời khuyên đúng đắn cho trẻ.

Ví dụ như trường hợp sự tức giận của bé làm tổn thương một người bạn. Cha mẹ nên hỏi bé tại sao lại làm như thế. Nếu bé trả lời là do bị bạn nói xấu, cha mẹ có thể hỏi con thêm rằng: “Bạn ấy đã nói những gì?”.

Nếu bé trả lời: “Bạn ấy nói răng sún của con trông như con cào cào”. Ba mẹ có thể giải thích cho con hiểu: “Đó không phải là nói xấu, bạn ấy chỉ đơn giản là thấy hàm răng sún của con có màu đen giống răng con cào cào thôi”. Tốt hơn, bạn nên cho bé xem hình ảnh răng của con cào cào.

Khi nhận ra vấn đề, bé sẽ tự biết mình đã hành động sai và lần sau tránh mắc phải.

cách kiềm chế cơn tức giận 3
Luôn hỏi con tại sao?

4. Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh và thư giãn

Điều này thật sự khó đối với cả người lớn và trẻ con. Song nếu cố gắng, chúng ta sẽ làm được. Khi tức giận, bạn có thể sử dụng tín hiệu cá nhân để cân bằng tâm trạng. Ví dụ như đưa cụm từ hoặc hình ảnh nào đó vào tâm trí.

Còn đối với trẻ nhỏ, việc suy nghĩ về một bài hát hoặc câu chuyện yêu thích có thể giúp trấn an tinh thần của bé. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể dạy thêm các kỹ thuật khác, ví dụ như tập hít thở hoặc thiền.

Vì thế, khi bé tức giận, ba mẹ nên khuyên trẻ hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến một điều gì đó khiến con cảm thấy vui nhất. Đồng thời, hướng dẫn con hít thở để cân bằng trạng thái.

5. Sử dụng tái cấu trúc nhận thức 

Liệu pháp nhận thức hoạt động bằng cách giúp con người nhìn mọi thứ theo một cách mới. Thay vì cho rằng mọi thứ là khủng khiếp thì hãy nghĩ chúng đều tuyệt vời. Sau đó, bạn hãy viết lại các tình huống đó.

Ví dụ như hôm nay mẹ đã nổi nóng với cả nhà và bạn cảm thấy không khí trong gia đình thật ngột ngạt. Bạn có thể viết ra rằng: “Đó không phải là ngày tận thế mà chỉ là một tình huống bực bội của mẹ”.

Bằng cách này, cha mẹ có thể dạy cho con cách nhìn cuộc sống tích cực. Từ đó, bé sẽ biết thông cảm với mọi người và luôn giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống.

cách kiềm chế cơn tức giận 5

6. Lập kế hoạch/thực hành cách thay thế để xử lý tình huống

Đây là phương pháp tập trung vào các bước để đối mặt với vấn đề. Mục đích là để bạn nhận ra rằng không phải mọi chuyện đều có câu trả lời rõ ràng và nhanh chóng. Một số vấn đề cần có thời gian để giải quyết.

Ba mẹ có thể dạy cho con phương pháp này. Đồng thời, khuyến khích trẻ việc suy nghĩ trước khi hành động, tìm kiếm giải pháp cùng nhau. Nói về cách mọi thứ có thể khác đi và những gì lần sau con có thể làm khác đi.

Nếu con có mâu thuẫn với ai đó, ba mẹ hãy chỉ cho bé cách xem xét liệu có thể đạt được thỏa hiệp hay không. Và con có thể đề nghị một lời xin lỗi từ người đó.

7. Làm việc với các kỹ năng giao tiếp 

Ba mẹ hãy dạy con, không nên vội đưa ra kết luận cho bất cứ sự việc nào. Đồng thời, con hãy học cách thể hiện những gì mình muốn một cách thích hợp, cũng như biết lắng nghe người khác.

Khi bé học được các kỹ năng lắng nghe tích cực, suy nghĩ trước khi nói sẽ giúp con tránh được sự cám dỗ hoặc hành động sai lầm.

8. Khuyến khích sự đồng cảm 

Ba mẹ nên khuyến khích con nhìn sự vật, sự việc từ một quan điểm khác. Bởi vì trẻ con cũng có thể nhận ra cảm xúc của người khác khi họ vui, buồn hoặc tức giận.

Nếu bé không muốn nói về cảm xúc của mình, ba mẹ hãy thử lồng một nhân vật mà con yêu thích vào câu chuyện. Bạn hãy đặt nhiều câu hỏi để giúp bé phát hiện ra các khía cạnh khác của vấn đề. Đồng thời liên kết các khía cạnh đó với tình huống hiện tại.

Ngoài ra, ba mẹ cũng khuyên con hãy tha thứ cho bản thân và những người khác. Bởi vì ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nếu không giữ bình tĩnh, con sẽ đánh mất sự tỉnh táo và dễ làm hỏng mọi việc. 

cách kiềm chế cơn tức giận
Khuyến khích sự đồng cảm cho bé

9. Sử dụng sự hài hước 

Khi tức giận bạn có tìm thấy sự hài hước không? Việc này thật khó nhưng chúng ta có thể làm được. Bạn chỉ cần giảm nhẹ sự việc và đưa ra cách giải quyết nhẹ nhàng, ôn hòa. Nếu bạn có khiếu hài hước, một vài so sánh vui nhộn cũng có thể làm dịu không khí căng thẳng.

Đó là cách cha mẹ có thể chỉ cho con để giúp bé chuyển hóa cơn tức giận thành một cuộc nói chuyện dễ chịu.

10. Hãy hào phóng với những cái ôm 

Khoa học đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc vật lý có thể giúp xoa dịu một tình huống căng thẳng.

Ví dụ như một cái ôm đúng lúc có thể tránh được cảm giác ghen tuông dẫn đến sự tức giận. Một cái chạm nhẹ vào cánh tay có thể giúp làm dịu sự căng thẳng của các dây thần kinh. Ba mẹ hãy áp dụng điều này để giúp bé cân bằng tâm trạng.

11. Khuyến khích bé tập thể dục

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên, có thể giúp bạn loại bỏ sự tức bực và cân bằng tâm trạng.

Ngoài ra, việc tập thể dục cũng rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích con thực hiện mỗi ngày.

cách kiềm chế cơn tức giận 7
Khuyến khích bé tập thể dục

12. Khuyến khích con soi gương khi tức giận 

Biểu cảm khi tức giận rất đáng sợ và không đẹp một chút nào. Trẻ con rất sợ mình xấu xí, vì thế ba mẹ hãy khuyên con nên soi gương khi tức giận. Việc nhìn thấy hình ảnh khác thường của mình có lẽ sẽ khiến bé suy nghĩ lại về những việc bé đã gây ra.

13. Ba mẹ hãy là một hình mẫu tốt

Các nghiên cứu cho thấy, cảm xúc của ba mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Nếu bạn thường xuyên tức giận, con trẻ cũng sẽ tiếp nhận sự tiêu cực đó.

Vì thế, trước khi dạy con, ba mẹ nên học cách giữ bình tĩnh. Bạn có thể ghi chép vào nhật ký để theo dõi và điều chỉnh hành vi của mình.

Sự tức giận mặc dù là vấn đề rất phổ biến nhưng có thể khiến trẻ mắc sai lầm khi cảm xúc bùng nổ. Nếu trạng thái này xảy ra thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và nhận thức của trẻ. Vì thế, hướng dẫn cho con cách kìm nén cơn tức giận từ sớm thật sự rất quan trọng.

Nguồn:Marry Baby