Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa chuẩn từng ly

782

Những tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thoải mái nhất của các mẹ bầu khi cơn ốm nghén đã đi qua. Đây cũng là thời gian mà thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng.

Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học bao gồm những nhóm dưỡng chất dưới đây:

Canxi: Tham gia vào quá trình hình thành xương và răng của bé, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ, còi xương ở trẻ sau này.

Sắt: Thiếu sắt gây thiếu máu ở thai phụ làm gia tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra thấp bé, còi cọc.

Kẽm: Giúp tổng hợp, phân chia, sinh trưởng, tăng trưởng protein giúp bé phát triển nhanh chóng.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Mẹ hãy bổ sung sắt khi mang thai để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Vitamin D: Là chất dẫn giúp cơ thể hấp thụ phốt pho, canxi dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật cho mẹ và dị dạng xương cho bé.

DHA: Axit béo quan trọng cho hệ thần kinh, trí não của thai nhi. Giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất lượng hồng huyết cầu đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Vitamin A: Giúp cơ thể con yêu phát triển toàn diện từ phổi, thận, tim, gan, mắt, xương, hệ thần kinh trung ương.

Hệ men vi sinh và chất xơ: Giúp mẹ tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, ngăn ngừa táo bón trước và sau khi sinh.

Axit folic (vitamin B9): Giúp giảm tỉ lệ mắc dị tật của ống thần kinh của thai nhi như tật nứt đốt sống gây liệt chi dưới, đại tiểu tiện không kiểm soát, dị dạng thai vô sọ …

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Thực đơn tháng thứ 4

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Khi mang thai, mẹ nên ăn ớt chuông vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều sắt

Trong tháng thứ 4, các triệu chứng ốm nghén ở các mẹ bầu đã gần chấm dứt. Đây là lúc mẹ cần kịp thời bổ sung dinh dưỡng, ăn uống nhiều hơn để trẻ có thể phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.

Chú ý bổ sung loại thịt ít chất béo như thịt gà, các loại thực phẩm giàu sắt như rau có màu xanh đậm (ớt chuông xanh, súp lơ xanh, rau cải), đậu các loại … Tăng cường lượng vitamin C từ các loại quả như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi …

Thực đơn tháng thứ 5

Bước sang tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu phát triển về não bộ. Lúc này, mẹ cần bổ sung dưỡng chất để kích sự phát triển não bộ thai nhi ví dụ như bổ sung thêm DHA từ một số loại thực phẩm như cá, trứng, các loại đậu …Mẹ nên nói không với các loại thực phẩm chứa nhiều đường trắng, vì dễ khiến não bộ của con tăng trưởng chậm hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quá nhiều thịt sẽ gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát cũng như việc ăn quá mặn sẽ khiến cơ thể tích nước gây ra tình trạng phù nề khi mang thai.

Thực đơn tháng thứ 6

Phần lớn những gì mẹ hấp thụ trong thời gian này đều được “chuyển giao” hoàn toàn sang thai nhi, vì thế mẹ cần phải thật cẩn trọng trong việc ăn uống. Hãy hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản để bổ sung thêm viên vitamin đúng cách.

Mẹ bầu nên ăn rau bina để giảm nguy cơ còi xương ở thai nhi

Mẹ nên ăn phối hợp các loại thực phẩm như rau cải trắng, thịt nạc, khoai tây (không mầm), thịt ức gà, hoa quả, trứng để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn các loại thực phẩm giàu canxi (rau bina, cải xanh, tảo biển, cua, tôm…) để giảm nguy cơ còi xương, răng yếu, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Hạn chế thực phẩm đóng hộp, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để ngăn ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch sau sinh mẹ nhé.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Thiếu sắt và thiếu máu là tình trạng thường gặp ở thai phụ trong 3 tháng này nhưng lượng sắt bổ sung qua thực phẩm có thể không cung cấp đủ. Vì vậy mẹ cần uống thêm viên bổ sung sắt thông qua tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được hàm lượng thích hợp nhất.Mẹ không nên ăn quá no sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cũng giúp thai nhi được nuôi dưỡng tốt hơn.

Chị em bầu bầu nên duy trì uống nhiều nước (2-3 lít/1 ngày) để tránh tình trạng táo bón cũng như làm đẹp da.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, kích thước của thai nhi có thể đạt đến ngưỡng 35cm vào cuối tháng thứ 6. Vì thế, để đảm bảo cơ thể mẹ và thai nhi có thể hấp thụ đủ năng lượng cùng các loại dưỡng chất cần thiết mẹ nên nắm rõ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa để có kế hoạch bổ sung thật hợp lý nhất nhé.

Nguồn:Conlatatca.vn