Giun móc là một trong những bệnh về ký sinh trùng phổ biến nhất ở trẻ em. Loài giun này thường sống trong đường ruột và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt vào mùa hè làm tăng nguy cơ nhiễm giun móc cho trẻ. Ví dụ như bé nghịch đất cát, ăn củ quả sống và thói quen cầm nắm đồ ăn khi chưa rửa sạch tay.
Mùa hè đến gần rồi, mẹ hãy tìm hiểu về loài giun nguy hiểm này để giúp con phòng tránh nhé.
I. Các triệu chứng khi trẻ bị nhiễm giun móc?
Giun móc ký sinh ở đâu? Loài ký sinh trùng này sống nhờ trong cơ thể của động vật. Trong số đó có con người.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trên thế giới có khoảng 576 -740 triệu người bị nhiễm giun móc. Bệnh này phổ biến hơn ở những quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện vệ sinh kém.
Các triệu chứng khi trẻ bị nhiễm giun móc phổ biến nhất là ngứa và phát ban. Nguyên nhân là do các khu vực da nơi ấu trùng giun thâm nhập bị dị ứng. Triệu chứng này thường kèm theo tiêu chảy khi giun đã di chuyển vào trong ruột của bé.
Ngoài ra, bé có thể gặp phải các triệu chứng như:
+ Đau bụng nhẹ hoặc dữ dội.
+ Bé khóc nhiều.
+ Co thắt bụng.
+ Bụng đầy hơi.
+ Hay bị tiêu chảy.
+ Buồn nôn.
+ Một cơn sốt.
+ Máu trong phân.
+ Chán ăn.
+ Phát ban ngứa.
II. Nguyên nhân bé bị nhiễm bệnh giun móc
Giun móc ký sinh gây ra các bệnh nhiễm trùng. Hai loại giun móc chính gây nhiễm trùng là necator americanus và ancylostoma duodenale.
1. Tiếp xúc với đất nhiễm ấu trùng giun
Trẻ có thể bị nhiễm giun khi tiếp xúc với đất có chứa ấu trùng giun. Ấu trùng xâm nhập vào da, đi qua máu đến phổi của bé. Khi bé ho, ấu trùng sẽ bật ra khỏi phổi rồi đi ngược lên cổ họng và đi xuống ruột.
Giun móc sẽ sống trong ruột non của bé một năm trước khi đi theo phân ra bên ngoài. Trứng giun móc sẽ nở thành ấu trùng và lại tiếp tục thâm nhập vào vật chủ. Đây chính là vòng đời giun móc và cách mà chúng tồn tại.
2. Môi trường không vệ sinh
Ở một số địa phương có thói quen dùng nhà vệ sinh ngoài trời, phân thải xuống ao. Hoặc dùng phân bón cho rau, cây trồng. Nếp sinh hoạt này khiến cho ấu trùng dễ phát tán ra môi trường và nhiễm cho con người.
3. Lây từ vật nuôi
Bé rất dễ bị nhiễm giun móc từ thú cưng, đặc biệt là chó con và mèo con.
Trứng giun có ở trong phân của thú cưng và nở thành ấu trùng. Ấu trùng có thể phát tán ra nhiều nơi quanh nhà.
Vì thế, để giảm nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng cho trẻ, mẹ nên tiêm phòng và tẩy giun cho thú cưng theo định kỳ.
Đồng thời tránh để bé đi chân đất quanh khu vực vệ sinh của thú cưng.
III. Nhiễm giun móc có nguy hiểm không?
Nhiễm giun móc không đe dọa tính mạng. Song về lâu dài, căn bệnh này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần của trẻ.
+ Bé bị thiếu máu có thể dẫn đến suy tim trong trường hợp nghiêm trọng.
+ Nếu bé không ăn uống tốt, sức đề kháng yếu, loài giun này còn có thể gây sốt rét.
+ Thiếu hụt dinh dưỡng.
+ Hay bị tràn nước miếng lên cổ.
+ Thiếu hụt protein.
+ Chậm lớn.
+ Ảnh hưởng đến tinh thần.
IV. Cách điều trị khi bé bị nhiễm giun móc
Cách tốt nhất để điều trị giun móc là cho bé uống thuốc tẩy giun. Song mẹ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung chất sắt cho bé. Các thực phẩm giàu chất sắt mẹ nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bé như:
+ Thịt bò.
+ Cải bó xôi.
+ Lòng đỏ trứng.
+ Ngũ cốc.
+ Các loại hạt.
+ Động vật thân mềm.
+ Gan.
+ Củ cải đường.
+ Lựu.
+ Hạt bí ngô
+ Bông cải xanh.
+ Socola đen.
+ Khoai tây.
+ Hải sản.
Nếu cung cấp sắt dạng thực phẩm bổ sung cho bé, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
V. Cách ngăn ngừa bệnh giun móc cho trẻ
Mẹ có thể giảm nguy cơ bị nhiễm giun móc cho bé bằng cách:
+ Luôn cho bé đi giày, dép khi ra ngoài trời, đặc biệt là ở những khu vực hay có phân của chó, mèo.
+ Mẹ luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
+ Dùng nguồn nước sạch.
+ Tuân thủ việc ăn chín, uống sôi.
+ Hướng dẫn bé bé rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà bông diệt khuẩn. Lưu ý rửa tay đúng cách.
+ Gia đình phải xây dựng hệ thống nước thải tốt. Không xả nước thải sinh hoạt ra ao, hồ.
+ Không dùng chất thải để tưới rau, cây trái.
+ Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
+ Tẩy giun định kỳ cho bé.
Giun sán là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sống ở vùng nông thôn. Khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không chỉ giun móc mà bé còn dễ bị nhiễm rất nhiều loại ký sinh trùng khác. Do đó, việc vệ sinh nhà cửa và môi trường sống rất quan trọng. Đồng thời, mẹ cũng cần xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học cho con để giúp ngăn ngừa bệnh giun sán.
Nguồn:Marry Baby