Ngày nay chúng ta thường xuyên tiếp xúc nhiều độc tố gián tiếp và trực tiếp từ môi trường bên ngoài hay bởi quá trình trao đổi chất làm cho sức khỏe ngày càng bị ảnh hưởng và dẫn đến phát sinh các bệnh lý. Đặc biệt với dân công sở thì việc ngồi làm việc nhiều giờ trước máy tính sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm chúng ta bị mất ngủ, đau vai cổ gáy, đau lưng, tê bì tay chân.
Khi bạn có những triệu chứng nhỏ như thỉnh thoảng đau mỏi cổ, vai, gáy bạn thường lắc cổ, bóp vai và chỉ nghĩ đơn giản là “do mình mỏi quá, nghỉ ngơi là hết thôi mà”. Nhưng bạn có để ý rằng, các biểu hiện đó nó đã nhanh chóng lặp đi lặp lại, kể cả khi bạn đã nghỉ ngơi mà tại sao cổ và vai vẫn không hết đau mỏi. Biểu hiện này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhất là ở độ tuổi khoảng 30 và rất quen thuộc với dân văn phòng.
Các chuyên gia về sức khoẻ luôn lưu ý những người làm việc văn phòng nên có khoảng thời gian vận động nhẹ nhàng xen kẽ trong quá trình làm việc.Tuy nhiên, lý thuyết là một lẽ còn việc thực hành lại gặp vô số cản trở, không phải ai cũng có thời gian để vận động giữa giờ làm.Khi mọi thứ trở thành một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại: cơ thể đau mỏi, làm việc không tập trung, kết quả công việc kém, tinh thần đi xuống.
Nguyên nhân của đau mỏi vai gáy
1. Lười vận động
Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi vai gáy cho dân văn phòng, những người có đặc thù công việc đòi hỏi phải ngồi lâu một chỗ, không thay đổi tư thế, ít vận động,. Việc ngồi một chỗ lâu và ít vận động sẽ khiến các đĩa đệm giữa đốt sống phải chịu sức đè nén trong một thời gian dài mà không được thư giãn, dây thần kinh và mạch máu cũng có nguy cơ bị tắc nghẽn, gây ra những cơn đau vùng cổ và vai gáy rất khó chịu cho người bệnh.
2. Nằm ngủ không đúng tư thế
Theo nghiên cứu khoa học, khi ngủ chỉ nên nằm trên gối êm có độ cao bằng một nắm tay. Tuy nhiên nhiều người lại có thói quen nằm ngủ trên gối cao, ngủ gác đầu lên ghế sofa hoặc ghế gỗ dài ở phòng khách.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy ở nhiều người. Các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra rằng, người trong độ tuổi thanh thiếu niên nếu duy trì thói quen ngủ trên ghế sẽ có nguy cơ bị biến dạng xương cao gấp hơn 10 lần người bình thường.
3. Do tuổi tác
Tuổi càng cao thì càng giảm tính dẻo dai, mất đi tính đàn hồi. Điều này lý giải tại sao người độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỉ lệ bị đau mỏi vai gáy cao hơn hẳn thanh niên trẻ tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng bị trẻ hóa và chúng ta không thể chủ quan.
4. Do chấn thương
Những người có chấn thương từ trước ở vùng vai gáy như rạn nứt xương hay cột sống khi thời tiết thay đổi sẽ bị chứng đau mỏi vai gáy gây phiền toái. Do đó cần đặc biệt chú ý về tư thế ngồi & nằm, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng như chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe.
5. Do bệnh lý liên quan
Đôi khi đau mỏi vai gáy xuất hiện chính là những dấu hiệu sớm của các bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, vẹo đốt sống cổ bẩm sinh, di tật từ nhỏ, dư chấn của những chấn thương vùng cổ… Các loại bệnh này có thể làm tổn thương và chèn ép các dây thần kinh, khiến máu kém lưu thông dẫn tới bệnh đau mỏi vai gáy.
6. Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh trong đó có đau mỏi vai gáy. Việc ăn nhiều dầu mỡ chiên xào hay sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, ga sẽ dẫn đến. Bên cạnh đó thói quen thức khuya không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân khiến bạn mắc phải chứng bệnh đau mỏi vai gáy.
7. Do thời tiết thay đổi
Vào thời điểm giao mùa rất dễ phát sinh nhiều bệnh trong đó có nguy cơ cao chứng bệnh đau mỏi vai gáy tấn công. Khi trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp khiến cho mạch máu bị co lại, vận chuyển oxy và máu bị giảm xuống gây đau ê ẩm vai gáy.
8. Thường xuyên ngồi trước quạt máy, điều hòa.
Thời tiết nóng bức mùa hè hay quá lạnh vào những ngày đông khiến bạn phụ thuộc vào quạt máy, điều hòa tuy nhiên đây lại là nguyên nhân đau vai cổ gáy mà không phải ai cũng biết. Sự chênh lệch quá lớn nhiệt độ trong phòng với nhiệt độ ngoài trời sẽ dẫn đến hiện tượng co cứng mạch máu, thiếu hoặc làm giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, từ đó khiến xương khớp bị tổn thương và gây thiếu máu cục bộ ở bộ ở các cơ gây đau mỏi vai gáy.
Biện pháp điều trị đau mỏi vai gáy
6 bài tập yoga điều trị mỏi vai gáy .
1 – Động tác với tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là tư thế tốt và hiệu quả nhất đối với người mắc bệnh đau lưng. Tư thế uốn cong cột sống của bạn về sau đem lại cảm giác thoải mái , thư giãn cột sống .
Thực hiện : hai tay chống xuống sàn , mở rộng bằng vai , duôi thẳng hai chân , gáy gập về phía sau , mặt hướng lên trên trần . Giữ động tác và thở nhịp nhàng đều đặn sẽ giúp bạn giảm căng thăng ở phần lưng . Lặp lại động tác 2 -3 lần tùy sức mỗi người .
2 – Động tác tư thế đứa trẻ
Sau khi thực hiện xong tư thế rắn hổ mang , các bạn chuyển sang động tác tư thế đứa trẻ . Động tác này làm giảm đau cổ và lưng tốt.
Thực hiện : hai tay để giơ thẳng lên phía trước hoặc để về phía sau , gập chân và đầu chạm đất, đồng thời nên giữ thẳng lưng.
3 – Động tác tư thế con mèo
Với tư thế này, nó sẽ giúp bạn làm căng và thư giãn phần lưng và phần cổ .
Khi thực hiện động tác này nên hít thở nhịp nhàng theo từng cử động.
4 – Động tác tư thế xác chết
Động tác này mục đích là để nghỉ thư giãn trong thời gian ngắn .
Thực hiện : chỉ cần nằm yên trên một mặt phẳng và thả lỏng cơ thể, bạn đã có thể giảm thiểu những cơn đau. Với những người mắc chứng đau lưng, tránh việc nằm gập người trên ghế, hay bất cứ đâu.
5 – Động tác tư thế gập người về phía trước
Các bạn thực hiện động tác này chính xác và thường xuyên, thì bạn có thể làm giảm những cơn đau ở phía thắt lưng. Khi mới tập, cơ và chân tay vẫn còn cứng khiến bạn khó gập người để tay chạm sàn được . Tuy nhiên, hãy duy trì đều đặn bạn , các cơ , cột sống sẽ dần mềm dẻo và sẽ thực hiện được động tác giống hình .
6 – Động tác tư thế con lạc đà
Động tác này giúp lưng bạn được thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng trong ngày. Khi thực hiện tư thế này, đừng quên hít thở đều đặn.