Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý trầm cảm ở trẻ nhỏ

965

Thống kê của các bệnh viện lớn trong những năm gần đây cho thấy số trường hợp trẻ em mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng. Tuy nhiên việc nhận diện sớm những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ nhỏ lại khá khó khăn và đến khi bố mẹ phát hiện thì bệnh đã để lại dư chấn tâm lý nặng nề với trẻ.

Trầm cảm ở trẻ nhỏ là một căn bệnh tâm lý đặc biệt và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm cho con thì bố mẹ phải hiểu, kiên nhẫn và luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm sóc bé.

Vì sao trẻ nhỏ bị trầm cảm?

Những tưởng trầm cảm chỉ xảy ra ở người lớn nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ giai đoạn 4 – 10 tuổi. Bệnh bao gồm các rối loạn cảm xúc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc trầm cảm điển hình… Mặc dù không tổn hại đến thể chất nhưng trầm cảm sẽ gây ra những ảnh hưởng về dài tới sức khỏe, khiến bé khó hòa nhập trên con đường tương lai. Và nguy hiểm hơn là nó có thể dẫn tới những hành động tiêu cực như tự tử ở trẻ.

bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ một phần do ảnh hưởng của công nghệ

      Điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ càng sớm thì bé sẽ càng hòa nhập với cuộc sống

Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ nhỏ có thể đến từ nhiều phía như sự qua đời của người thân, dư chấn tâm lý từ gia đình không hạnh phúc, chuyển nơi ở…. Số ít trong đó là những nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền hay do bệnh lý mãn tính cũng có thể gây nên tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ

Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến bố mẹ ít quan tâm hơn đến cảm xúc của trẻ. Nếu như trẻ nhỏ có khả năng mắc bệnh trầm cảm thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ trông có vẻ buồn bã, thường xuyên tỏ ra xuống tinh thần mà không vì một lí do cụ thể nào.
  • Bố mẹ có cảm giác trẻ bị thiếu năng lượng, kiệt sức và hầu như không muốn thực hiện một việc làm nào dù là đơn giản.
  • Trẻ không ăn hoặc ăn quá nhiều và có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Trẻ khó ngủ hoặc trẻ ngủ hay bị giật mình, bé dù ngủ nhiều nhưng khi dậy vẫn trông rất mệt mỏi.
  • Cân nặng của bé tăng giảm bất thường, có biểu hiện lo âu, sợ hãi và dễ nổi cáu.
  • Trẻ không có sự tập trung, không có khả năng tự chủ và không thể ghi nhớ mọi việc.
  • Bé không hay quan tâm và không thể hiện sự vui thích với bất kỳ điều gì.
  • Ngay từ nhỏ bé đã sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.
  • Bé thể hiện sự mặc cảm, tự ti về bản thân và luôn cảm thấy bản thân vô dụng.
trầm cảm ở trẻ nhỏ

              Những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết

Những cách điều trị trầm cảm ở trẻ

Việc điều trị trầm cảm ở trẻ nhỏ rất khó và đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ trong thời gian lâu dài. Điều trị càng qua loa thì nguy cơ bệnh tái phát sẽ càng cao. Một điều mà bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần là thời gian điều trị trầm cảm cho bé có thể kéo dài nhiều năm nên quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực của bố mẹ và bé.

Trẻ sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc phù hợp, bên cạnh đó cha mẹ vẫn cần có sự tương tác với bé để hỗ trợ thêm cho trẻ trong suốt thời gian điều trị:

  • Cần tạo cho bé điều kiện để thư giãn tinh thần thoải mái nhất, càng có nhiều thời gian với gia đình bé sẽ càng mở lòng mình hơn.
  • Bố mẹ và người thân cần thể hiện sự quan tâm, trò chuyện, lắng nghe trẻ nhiều hơn.
  • Luôn theo dõi trẻ để nhận biết sự thay đổi bất thường của trẻ.
  • Hãy sắp xếp công việc để cùng bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.
  • Bên cạnh rèn luyện tinh thần cho bé, trẻ cũng cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để hỗ trợ các hormone và não bộ hoạt động.
trầm cảm ở trẻ nhỏ

      Sự can thiệp từ gia đình kết hợp với bác sĩ sẽ ngăn chặn nguy cơ trầm cảm trẻ nhỏ

  • Thời gian điều trị tuyệt đối bố mẹ không được tạo áp lực cho trẻ, không la mắng khi trẻ làm sai.
  • Bố mẹ không để cho bé có thời gian cô đơn, bỏ rơi bé trong bất kì trường hợp nào.
  • Để bé làm quen với thói quen sinh hoạt đúng giờ và tạo cho bé nhiều mối quan hệ bạn bè, quan hệ ở trường học…
  • Đừng tiếc lời khen khi bé làm đúng để bé nhận thấy mình được bố mẹ yêu thương.

Nguồn:Conlatatca.vn