Bị ong đốt: Hiểm họa ngày hè, ba mẹ nên học ngay cách chữa cho trẻ

826

bị ong đốtBị ong đốt là chuyện quá đỗi bình thường. Trẻ con nào lớn lên ở miền đồng quê nắng gió mà lại chẳng từng đi qua những tháng năm “tuổi thơ dữ dội” như thế. Song trên hành trình vui vẻ đó, việc trẻ bị ong đốt đến tàn phế hoặc tử vong cũng là vấn đề nghiêm trọng mà các bậc cha mẹ thật sự cần cảnh giác vào mùa hè.

“Con ong làm mật yêu hoa” đó là sự thật nghe có vẻ vô hại và thơ mộng. Song loài côn trùng bé nhỏ này cũng có lúc trở nên độc ác ngang hàng sát thủ.

Bạn nên biết rằng, tất cả các loài ong đều chứa nọc độc. Nọc ở một số loài mạnh đến mức có thể gây chết người chỉ cần một lần đốt. Ví dụ như: Ong vò vẽ, ong đất, ong bầu, ong bắp cày Nhật Bản, ong bắp cày vàng, ong cày hói, ong Hoa Kỳ.

Điều đáng nói là loài ong thường làm tổ và phát triển mạnh vào mùa xuân hè, thời gian mà trẻ được vui chơi nhiều nhất. Cho nên khi cho con về quê nghỉ hè, ba mẹ nên có các biện pháp phòng, chữa nguy cơ bị ong đốt cho trẻ.

Dưới đây là các cách xử lý khi bị ong đốt, xin mời các mẹ cùng theo dõi nhé.

I. Các biến chứng nguy hiểm khi bị ong đốt

Độc tố của loài ong có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như:

+ Hoa mắt, chóng mặt.

+ Tức ngực, khó thở.

+ Mạch đập nhanh.

+ Nôn mửa.

+ Tiêu chảy.

+ Phù nề.

+ Mất ý thức.

+ Tổn thương thận.

+ Tổn thương tế bào.

+ Hoại tử cơ vân cấp.

+ Tiêu cơ.

+ Vàng mắt, vàng da.

+ Hôn mê sâu.

+ Tử vong.

II. Cách xử trí khi trẻ bị ong đốt 

Khâu sơ cứu nhanh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng dẫn đến tử vong do bị ong đốt ở trẻ. 

1. Chườm đá

Ngay khi trẻ bị ong đốt, bạn hãy rửa kỹ vết thương  để loại bỏ nọc độc còn sót lại. 

+ Chườm đá lên vết thương giúp giảm đau và sưng. Bạn thực hiện bằng cách bọc một túi túi đá vào một miếng vải rồi băng lên vết thương giữ trong vài phút. Bạn có thể lặp lại thêm vài lần nữa. 

2. Tinh dầu 

Một số loại tinh dầu có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Nhiều địa phương đã dùng như một bài thuốc dân gian để chữa khi bị ong đốt.

Các loại tinh dầu thường được dùng để chữa nọc độc ong như:

+ Tinh dầu cây chè.

+ Tinh dầu oải hương.

+ Tinh dầu húng tây.

+ Tinh dầu hương thảo.

Bạn dùng bằng cách trộn các loại dầu trên với dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi thoa lên vết thương.

3. Gel lô hội

Nha đam có thể giúp làm dịu và giữ ẩm cho da một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2015, chiết xuất lô hội có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khi bị ong đốt.

Bạn có thể dùng lá lô hội lấy dịch và thoa lên vết thương để làm dịu da.

bị ong đốt dùng gel lô hội
Bị ong đốt dùng gel lô hội

4. Kem giảm ngứa  

Một số loại kem được bán trên thị trường có thể giúp giảm ngứa và đau da do ong gây ra. Bạn có thể tìm mua và cho bé dùng khi bị ong chích. Sau khi đã rửa sạch vết thương, bạn có thể thoa loại kem này để giúp làm dịu cảm giác đau nhức cho bé.

5. Mật ong

Mật ong có nhiều dược tính, đặc biệt là các hợp chất chống viêm có thể giúp giảm sưng, viêm và nhiễm trùng.

Bạn hãy rửa sạch vết ong đốt rồi thoa mật ong lên vùng da bị tổn thương cho bé. Lưu ý, bạn nên sơ cứu trong nhà vì mật ong rất thu hút bầy ong và có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

6. Baking soda 

Một số địa phương ở nhiều quốc gia dùng baking soda để trung hòa nọc độc của ong.

Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng phương pháp đó. Vì baking soda có rất nhiều kiềm dễ gây tổn thương da.

7. Giấm táo 

Loại giấm này chưa được khoa học chứng minh về tác dụng làm giảm các triệu chứng ong đốt. Song rất nhiều nơi người dân đã dùng như một bài thuốc dân gian để trị nọc ong.

Bạn nên cẩn trọng khi dùng giấm táo cho trẻ. Dung dịch này chứa axit, có thể làm tổn thương da của bé.

bị ong đốt dùng giấm táo
Bị ong đốt dùng giấm táo

8. Kem đánh răng

Kem đánh răng có tính kiềm nên có thể trung hòa nọc độc ong. Sau khi đã vệ sinh sạch, bạn hãy thoa kem đánh răng lên vết thương của bé để giảm các triệu chứng đau nhức.

9. Điều trị y tế 

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc hoặc phương pháp y tế để điều trị trúng độc ong cho bé.

+ Kem hydrocortisone: Giúp giảm đỏ, ngứa, sưng và đau.

+ Thuốc kháng histamin đường uống: Giúp giảm ngứa và đỏ.

+ Thuốc giảm đau và chống viêm: Giảm đau và sưng.

+ Tiêm epinephrine khi bị trúng độc nặng.

Tuy nhiên tất cả các loại thuốc trên bạn đều cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

III. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện 

Khi trẻ có các triệu chứng sau bạn cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

+ Sưng lưỡi hoặc cổ họng.

+ Nhịp tim nhanh.

+ Nôn mửa.

+ Bị tiêu chảy nặng.

+ Da nhợt nhạt.

+ Mất ý thức.

+ Chóng mặt.

+ Ngứa nặng.

+ Khó thở.

Bị ong đốt là kỷ niệm bất hủ của trẻ thơ nhưng cũng có thể trở thành ký ức đau buồn cho người lớn. Bởi vì có những loài ong rất độc, khi trẻ bị đốt, nếu không được cứu chữa kịp thời nguy cơ rủi ro sẽ khôn lường. Kỳ nghỉ hè sắp đến gần, các ba mẹ nên chú ý khi cho con về quê với ông bà, hoặc khi cho con đi dã ngoại nhé.

Nguồn:Mary Baby