Tiết lộ của tổ chức nghiên cứu cân nặng Anh Quốc sẽ làm bạn ngạc nhiên: Phao cổ cho bé gây hại nhiều hơn bạn nghĩ.
Vòng quanh mạng xã hội, mẹ sẽ thấy hình ảnh các bé siêu yêu trong những chiếc phao cổ màu sắc dễ thương, đang vẫy vùng trong làn nước trong vắt. Trào lưu cho con trên 6 tháng tuổi mang phao cổ cho bé và bơi trong làn nước ngày càng phổ biến.
Bố mẹ tin rằng cho con tiếp xúc sớm với nước là trải nghiệm rất tốt cho bé. Đồng thời, hoạt động này cũng gắn kết bé cưng với bố mẹ. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ bé hoàn toàn thoải mái và an toàn khi đeo phao cổ?
Phao cổ cho bé là gì?
Phao cổ cho bé là loại phao dùng đỡ cổ, làm bằng cao su mềm mại. Khi thổi căng khí, phao này giúp nâng đầu của trẻ lên khỏi mặt nước. Một số sản phẩm có tay nắm giúp giữ phao cân bằng dưới nước và các miếng dán nhằm điều chỉnh kích thước phao.
Trên thị trường, loại phao này có rất nhiều loại giá, từ 85-150 nghìn đồng. Chính vì giá rẻ, lại tiện lợi, các bà mẹ thích dùng sản phẩm này khi đưa con đi bơi lội. Đơn giản hơn, họ cho con mang phao và bơi trong hồ phao tại nhà.
Bạn có đoan chắc sản phẩm này an toàn cho bé?
STA và Birthlight là hai tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dạy bơi cho trẻ sơ sinh tại Anh quốc. Họ đánh giá mức độ nguy hiểm tiềm tàng của việc sử dụng phao đỡ cổ cho trẻ sơ sinh. Theo báo cáo từ 2 tổ chức này, đeo phao đỡ cổ có thể ảnh hưởng đến thể chất, thần kinh và tình cảm của bé.
Đánh giá tác hại về phao cổ cho bé
Không hề thoải mái như lầm tưởng
Thông qua các đánh giá của chuyên gia, mẹ sẽ thấy ngạc nhiên vì những lời có cánh cho sản phẩm này không hề tuyệt vời như quảng cáo .
Nhiều người nghĩ rằng hoạt động cùng bơi với bé cưng sẽ làm con dạn dĩ và gia tăng kết nối giữa mẹ&con. Kaylë Burgham, Quản lý hoạt động dưới nước của STA phủ định suy nghĩ này, dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình.
Theo ông, việc thả mình bềnh bồng trong làn nước để giải tỏa stress chỉ đúng ở người trưởng thành. Trẻ sơ sinh không có cảm giác tương tự, cả về mặt thể lý lẫn tâm lý.
Mang phao bơi cho bé và thả con bồng bềnh giữa làn nước trái ngược với tinh thần bơi lội cho trẻ sơ sinh. Bé muốn cảm nhận sự liên kết với mẹ. Dưới làn nước mát, trẻ cảm nhận sự thư giãn, an toàn và vui vẻ khi được bàn tay mẹ ôm ấp, vờn nước.
Francoise Freedman, người sáng lập ra Birthlight, vốn là một chuyên gia hàng đầu thế giới về bơi cho bé, nói rằng: Cho trẻ sơ sinh bơi trong làn nước là điều tuyệt vời. Nó trẻ mở rộng khám phá phản xạ, phát triển vận động, cảm giác và xúc giác… Nhưng khi cho con mang phao cổ, các tác dụng này bị vô hiệu hóa.
Khi mang phao đỡ cổ, bé sơ sinh cảm giác như bị cô lập, không còn kết nối với người lớn. Không có gì cho bé bám vào giúp con cảm giác bình yên. Bị cố định bởi chiếc phao, bé cũng không thoải mái vùng vẫy.
Tác hại đến đầu, cổ của bé
Phao đỡ cổ cho bé chỉ giúp cố định phần đầu của trẻ. Dụng cụ này không thể đảm bảo an toàn cho các đốt sống mềm và yếu ớt của con. Các dây chằng và cơ cố của bé có thể bị căng ra khi “treo” mình dưới dòng nước.
Sự kiểm soát cổ và đầu đánh dấu sự phát triển thể chất của một em bé, khi trẻ được vài tháng tuổi. Đeo phao đỡ cổ khi trẻ dưới 5 tháng tuổi có thể hạn chế sự phát triển tự nhiên này. Trẻ 3 tháng tuổi dùng phao cổ có thể cản trở quá trình phát triển dây thần kinh, vốn hữu ích cho phản xạ ngóc đầu của bé.
Nguy cơ lên cột sống
Nghiên cứu khoa học cho thấy việc thường xuyên dùng phao cổ cho bé tác động ít nhiều đến cột sống của trẻ.
Trẻ sơ sinh mới ra đời, cột sống tự nhiên có hình chữ C. Độ cong cột sống được hình thành dần qua sự chuyển động tích hợp của cơ thể khi chúng phát triển. Điều này cũng giúp bé ngồi, đứng và đi bộ.
Đeo phao đỡ cổ và thả nổi vô tình “khó” chuyển động của lưng trên và cơ ngực, khó chuyển động đầu. Phao cao su cũng gây mở rộng cột sống, làm cơ lưng của bé bị tác động.
Thay vì dùng phao cổ cho bé, nếu muốn tận dụng tác dụng của làn nước cho sự phát triển của bé, mẹ nên cho con học bơi tại các trung tâm huấn luyện có giấy phép. Các chuyên gia tại đây sẽ giúp bé vận động trong nước. Đừng quá “mù quáng” trước trào lưu khoe ảnh bé yêu vùng vẫy trong làn nước mà bỏ qua tác hại của nó đến sự phát triển của trẻ, bạn nhé!
Theo STA UK