Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời: Dùng 8 chiêu này, khỏi lo con trẻ “bật tanh tách”

858

bé bướng bỉnh không chịu nghe lờiTrong quá trình hình thành tính cách và khẳng định bản thân, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng tâm lý khác nhau. Có lúc bé bướng bỉnh không chịu nghe lời khiến bố mẹ cảm thấy vô cùng căng thẳng. 

Làm thế nào để “điều khiển” được con cái? Đừng quá lo lắng, những tuyệt chiêu dưới đây sẽ khiến bé vâng lời bố mẹ răm rắp mà không cần đến roi vọt.

1. Bố mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn

Mẹ biết không, nhiều lúc bé bướng bỉnh không chịu nghe lời là do trẻ muốn gây sự chú ý để được người lớn quan tâm. Bởi vì có thể con đang cảm thấy thiếu thốn tình cảm của ba mẹ.

Vì thế, trước khi tức giận với trẻ, ba mẹ nên xem lại chính mình. Thời gian gần đây bạn có dành thời gian trò chuyện hoặc chơi cùng con không? Con có đang gặp khó khăn gì trong học tập hay không?

Giải pháp

Ba mẹ nên nhẹ nhàng chỉ cho bé thấy con đã sai ở đâu. Đồng thời bạn hãy dành thời gian cho con nhiều hơn. Ví dụ như dạy con học bài mỗi tối hoặc đơn giản là cùng con đánh răng mỗi sáng.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi cảm thấy được bố mẹ quan tâm, trẻ sẽ giảm sự bướng bỉnh, cứng đầu và trở nên chăm ngoan hơn.

2. Luôn khen ngợi khi bé nghe lời

Lời khen của ba mẹ sẽ tạo ra động lực lớn để trẻ hành động đúng đắn. Song nhiều ba mẹ chỉ có thói quen chỉ trích và tức giận với con cái mà quên mất việc ghi nhận điều tốt ở trẻ.

Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, trẻ con thường xuyên nhận được sự khen ngợi từ ba mẹ thường ngoan và tự tin hơn.

Giải pháp:

Ba mẹ nên thường xuyên đưa ra lời khen ngợi để tạo động lực cho con. Mặc dù trẻ bướng bỉnh không chịu nghe lời nhưng không phải lúc nào bé cũng làm sai, đúng không?

bé bướng bỉnh không chịu nghe lời
Luôn dành lời khen ngợi cho con

3. Cầm tay chỉ việc cho bé

Trẻ con rất dễ quên hoặc nghe không rõ ràng thông điệp từ người lớn. Đó là một phần của lý do vì sao bé hay làm sai hoặc không thực hiện theo lời ba mẹ dặn.

Thay vì tức giận, ba mẹ nên xem lại cách truyền đạt của mình đã thực sự rõ ràng và dễ hiểu chưa. Đặc biệt, cần chắc chắn rằng bé đã nghe rõ những điều bạn căn dặn

Giải pháp:

Ba mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt bé và đặt tay lên vai con khi căn dặn điều gì đó. Cách này để tạo ra sự thu hút, khiến trẻ phải chú ý đến lời bạn nói và cảm thấy việc đó quan trọng.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hướng dẫn cụ thể công việc để con có thể hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao .

4. Cho bé được lựa chọn

Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những cách tốt nhất để không xảy ra tình trạng bé bướng bỉnh không chịu nghe lời là ba mẹ nên cho con thêm sự lựa chọn.

Khi được chủ động chọn việc mình thích, thay vì bị ép buộc bé sẽ có trách nhiệm hơn với sự lựa chọn của mình.

Giải pháp:

Thay vì đặt câu hỏi: “Con có mặc quần áo ngay bây giờ không?” thì ba mẹ nên hỏi: “Con muốn mặc bộ đỏ hay bộ vàng nào?”.

Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tốt hơn là việc không có lựa chọn nào khác.

bé bướng bỉnh không chịu nghe lời
Cho con được lựa chọn

5. Khuyến khích thay vì đe dọa bé

Rất nhiều ba mẹ giao việc cho trẻ kèm lời đe dọa với mục đích để con phải nghe lời. Cách này có thể ép buộc trẻ song không thể giúp con xây dựng tinh thần tự giác.

Giải pháp:

Khi muốn bé làm việc gì đó, ba mẹ nên kèm theo sự khuyến khích thay vì nêu ra hình phạt để đe dọa con. Trẻ được khuyến khích, động viên thường rất vui vẻ và tự nguyện làm theo.

Ví dụ, thay vì nói: “Con đừng có hòng mà được chơi game nếu không dọn sạch phòng của mình”, thì bạn nên nói: “Mẹ sẽ cho con chơi trò chơi này ngay sau khi con dọn xong phòng của mình”.

Cùng một yêu cầu và mục đích, nhưng hai cách truyền tải thông điệp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Vì vậy, nếu bé bướng bỉnh không chịu nghe lời thường xuyên thì ba mẹ nên xem lại cách nói năng của mình nhé.

6. Tạo động lực cho bé bằng những phần thưởng xứng đáng 

Trẻ con nào cũng thích quà. Vì thế, khi nhận được phần thưởng xứng đáng, bé sẽ có động lực để cố gắng thực hiện tốt những điều ba mẹ căn dặn.

Phần thưởng không cần phải là thứ gì đó có giá trị to lớn, đơn giản chỉ như năm nghìn hoặc mười nghìn đồng để bé bỏ ống heo (song đừng nên lạm dụng luôn thưởng tiền cho bé trong mọi việc). Hoặc là vài thứ đồ chơi mà con yêu thích…. cũng đủ khích lệ tinh thần và giúp bé hăng say làm theo mong muốn của ba mẹ.

Giải pháp:

Ví dụ, mẹ có thể quy định, nếu bé dậy đúng giờ sẽ được 1 điểm; Ăn hết phần của mình trong bát cũng được 1 điểm… Mỗi ngày, nếu con đạt 10 điểm sẽ được xem hoạt hình hoặc chơi game 15 phút. Nếu một tuần, con đạt 100 điểm sẽ được ba mẹ đưa đi chơi ở công viên. Hoặc bạn có thể thảo luận với trẻ về những điều bé thích để làm phần thưởng cho con.

bé bướng bỉnh không chịu nghe lời 5
Trao phần thưởng cho bé khi con làm tốt việc

7Tránh đưa ra quá nhiều hình phạt với trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen đe dọa con mỗi khi bé bướng bỉnh không chịu nghe lời. Thậm chí, ba mẹ còn đưa ra quá nhiều hình phạt một lúc khiến bé cảm thấy sợ hãi và áp lực.

Tuy nhiên, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ mà còn khiến bé có thể phản kháng dữ dội hơn.

Giải pháp:

Ba mẹ chỉ nên đưa ra một cảnh báo rõ ràng, cụ thể và chỉ thực hiện hình phạt khi thật sự cần thiết. Đặc biệt, tránh tình trạng một người phạt còn một người lại bệnh vực hoặc dỗ dành. Vì điều này sẽ khiến bé cảm thấy mình không sai và đang bị oan ức. Đồng thời, trẻ sẽ hình thành tâm lý không sợ bị phạt vì nghĩ rằng chắc chắn sẽ có người bênh vực nên rất dễ phạm lại lỗi.

8. Đưa bé đến bệnh viện

Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời là tâm lý bình thường trong một giai đoạn phát triển nào đó của trẻ. Song nếu trẻ phá phách thái quá đến mức hư đốn, có thể là dấu hiệu về các bệnh tâm lý nghiêm trọng. Ví dụ như chứng rối loạn thách thức đối nghịch.

Giải pháp:

Khi đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể kìm hãm sự bướng bỉnh, hư đốn của con, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một trong những thiên chức tuyệt vời nhất của con người là được làm ba, mẹ. Con cái sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời, song cũng không thiếu vô số sự ức chế.

Thật dễ dàng đưa ra lời đe dọa để bắt trẻ con phải làm theo ý của người lớn, nhưng điều đó liệu có giúp con cái ngoan và trưởng thành hơn? Ba mẹ hãy suy nghĩ về các phương pháp mình từng áp dụng với con và nên thay đổi nếu chưa có kết quả tốt. Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời chẳng phải vì “trời sinh tính” mà đa phần là do ba mẹ chưa biết cách thuyết phục mà thôi.

Nguồn:Marry Baby