Tất tật những điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

804

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi là tình trạng vô cùng phổ biến và nếu để kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, mẹ cần trang bị một số kiến thức hữu ích về căn bệnh này để tìm ra biện pháp phòng ngừa cũng như cách điều trị hiệu quả giúp con yêu lớn lên khỏe mạnh.

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản. Bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn trao đổi khí khiến trẻ bị suy hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh

trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh
  • Virus: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus Parainfluenza, virus cúm, virus sởi, virus Adeno. Số trẻ bị viêm phế quản phổi do virus thường chiếm từ 60 – 70%.
  • Vi khuẩn: Phế cầu khuẩn, Hemophilus Influenza (HI), M Catarrhalis, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… Có thể là vi khuẩn không đặc hiệu như Mycoplasma.
  • Kí sinh trùng và nấm.

Yếu tố thuận lợi của môi trường khiến bệnh phát triển

  • Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, đẻ thiếu cân, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ suy giảm miễn dịch và trẻ bị mắc các bệnh bẩm sinh.
  • Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, độ ẩm trong không khí cao …
  • Môi trường xung quanh bị ô nhiễm: Không gian nhà ở ẩm thấp, chật chội, nhiều bụt. Trẻ phải tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, …
  • Lây nhiễm từ người trong gia đình hay trường học.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Giai đoạn đầu

  • Bé mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao)
  • Bé bị chảy nước mũi, ho, ngạt mũi
  • Xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ

Giai đoạn phát bệnh

  • Sốt cao, không hoặc ít đáp ứng thuốc hạ sốt, lưỡi bẩn, môi khô.
  • Ho liên tục, ho khan, cổ họng chứa nhiều đờm, chảy mũi đặc và có màu vàng.
  • Lưỡi, xung quanh môi, đầu chi có dấu hiệu tím tái.
  • Thở khó, mũi phập phồng, co rút lồng ngực.
  • Ở một số trường hợp nặng hơn nhịp thở trẻ không đều, xuất hiện cơn ngừng thở …

Biện pháp điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, nếu mẹ thấy con có những biểu hiện dưới đây hãy mau đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Hạ nhiệt độ hoặc sốt cao
  • Trẻ bỏ ăn, bú kém
  • Nhịp thở nhanh, có cơn ngừng thở
  • Cơ thể tím tái, ngủ li bì hoặc quấy khóc

trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Nếu thấy con có những biểu hiện bất thường mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất

Sau khi đưa bé đến gặp bác sĩ, mẹ cần “thuộc lòng” những lưu ý sau để chăm sóc con đúng cách, giúp con sớm khỏi bệnh:

  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, trẻ trên 6 tháng phải cho uống đủ nước, cho bú mẹ đầy đủ. Với những bé đã ăn dặm nên cho trẻ ăn loãng hơn bình thường, chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít ngọt, ít béo.
  • Dọn dẹp nhà cửa, tạo không gian thoáng mát để nơi con ở có không khí lưu thông tốt. Nới rộng tã lót, quần áo cho con dễ thở. Tuyệt đối không để con tiếp xúc với môi trường có khói bụi, thuốc lá.
  • Theo dõi tình hình của trẻ sát sao để có thể phát hiện những biến chứng nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ nếu không được bác sĩ chỉ định.
  • Trong trường hợp con bị sốt mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt nhanh cho trẻ như chườm mát…
  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho bé, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ nhưng phải làm đúng cách tránh làm tổn thương mũi của con.

Làm sao để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi?

trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh về đường hô hấp

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm phế quản phổi nhất, vì thế mẹ hãy chú ý phòng bệnh cho con từ hôm nay:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với con.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn gối cho bé, đem phơi nắng thật khô.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày, chú ý các khu vực tai – mũi – họng
  • Cho bé một không gian sống trong lành, thông thoáng. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân độc hại như khói thuốc lá, khói bếp, bụi bẩn …

Nguồn:Conlatatca.vn