Trẻ sinh non chậm mọc răng: Cách xử lý tuyệt hay mẹ nên “đút túi”

785

Sự xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ luôn khiến bố mẹ hồi hộp chờ đợi. Có những trẻ mọc răng từ rất sớm (trước 6 tháng tuổi) nhưng cũng có những trẻ chậm mọc răng (sau 1 tuổi), đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng. Vậy phụ huynh nên xử lý như thế nào nếu trẻ sinh non chậm mọc răng?

Trẻ sinh non chậm mọc răng không phải là vấn đề xa lạ với những ông bố bà mẹ có con sinh thiếu tháng. Bài viết này sẽ “bật mí” cho bố mẹ một số phương pháp hiệu quả để hàm răng bé yêu phát triển toàn diện.

Hành trình mọc răng của trẻ sơ sinh

Tiến trình mọc răng của trẻ là không giống nhau, có trẻ mọc răng sớm thì có trẻ mọc răng muộn. Bình thường, khi trẻ 6 tháng tuổi con sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và số răng của trẻ sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4.

trẻ sinh non chậm mọc răng

Trẻ sẽ có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, bỏ bú … khi mọc chiếc răng đầu tiên

Thời gian và thứ tự mọc răng sữa ở trẻ cụ thể là:

  • 6-8 tháng tuổi: 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa ở hàm dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là sự xuất hiện của 2 răng cửa giữa ở hàm trên).
  • 9-12 tháng tuổi: 4 răng cửa bên (2 răng cửa bên ở hàm trên sẽ mọc trước, sau đó 2 răng cửa bên ở hàm dưới tiếp tục mọc ra).
  • 12-15 tháng tuổi: 4 răng hàm sữa thứ nhất (2 răng hàm sữa bên trong hàm trên sẽ mọc trước, tiếp theo là sự xuất hiện của 2 răng hàm sữa hàm dưới ở vị trí đối diện).
  • 18-21 tháng tuổi: 4 răng nanh sữa (khi 2 răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ thì 2 răng nanh sữa hàm dưới mới mọc ra).
  • 24-30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối (2 răng hàm cuối ở hàm dưới sẽ mọc hoàn thiện trước, sau đó 2 răng hàm cuối ở hàm trên mới mọc ra và quá trình mọc răng kết thúc).

Trẻ sinh non chậm mọc răng có phải là hiện tượng bất thường?

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng trẻ 9-10 tháng tuổi nhưng chưa mọc chiếc răng nào. Nếu trẻ chậm mọc răng ở độ tuổi này nhưng bé vẫn phát triển ổn định về thể chất – tinh thần, ăn uống ngủ nghỉ bình thường thì bố mẹ không cần lo lắng quá.

trẻ sinh non chậm mọc răng

Trẻ sinh non có thể sẽ mọc răng chậm hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng

Đối với trẻ sinh non cũng vậy, con có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng nên mọc răng chậm hơn vài tháng là điều bình thường. Ví dụ: Em bé sinh ra khi thai nhi tròn 8 tháng tuổi sẽ mọc răng chậm hơn 4 tuần so với trẻ sinh ra đủ tháng (9 tháng 10 ngày).

Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân là nguyên nhân làm bé chậm mọc răng phổ biến nhất. Nếu đến giai đoạn trẻ 13 tháng tuổi mà con vẫn chưa mọc chiếc răng nào, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp.

Trẻ sinh non chậm mọc răng mẹ phải làm sao?

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bố mẹ phòng ngừa, hạn chế, khắc phục vấn đề trẻ sinh non chậm mọc răng khá hiệu quả:

Với trẻ mới sinh

Đầu tiên, bạn cần cho bé bú mẹ đầy đủ vì trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Cho bé tắm nắng trước 9h sáng và sau 5h chiều (từ 15-30 phút) để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, canxi đảm bảo sự phát triển hệ xương răng của trẻ.

trẻ sinh non chậm mọc răng

Trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ cung cấp đủ lượng canxi cần thiết

Bên cạnh đó, bổ sung thêm vitamin D và canxi từ thuốc cũng là một biện pháp hữu hiệu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình hình sức khoẻ của con cũng như liều lượng, cách sử dụng thuốc nhé.

Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm

Bạn nên chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi vào thực đơn ăn dặm của bé. Tỉ lệ canxi và phốt pho cân bằng sẽ giúp xương – răng của bé phát triển tốt, chắc khỏe.Một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi là: sữa, chế phẩm từ sữa (váng sữa, phô mai, sữa chua …), tôm, cua, cá, chuối, súp lơ xanh, cải xoăn, đậu hũ… Đặc biệt chất béo là dung môi hòa tan vitamin A,D để tăng hấp thụ canxi nên mẹ hãy cho thêm ½ thìa cà phê dầu olive vào mỗi bữa ăn của bé nhé.

trẻ sinh non chậm mọc răng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sinh non chậm mọc răng cần bổ sung thêm vitamin D và canxi

Với mẹ đang trong giai đoạn cho con bú

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung từ 25 – 37,5 mg canxi/ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thực đơn ăn uống của bạn cần có đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.Chúc gia đình luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Nguồn:Conlatatca.vn