5 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi khiến con bệnh mãi không hết

1082

Khi trẻ bị sổ mũi, việc bố mẹ thực hiện một số phương pháp chăm sóc con là điều cần thiết. Tuy nhiên, một số phương pháp nếu tiến hành quá thường xuyên sẽ gây ra tác dụng ngược, khiến bệnh của con thêm nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý nhé!

Dùng xi lanh rửa mũi trẻ

Khi mẹ rửa mũi cho bé bằng xi lanh nếu không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm, ống bơm xi lanh có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Khi thực hiện liên tục sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Chưa kể đến việc rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Việc dùng quá thường xuyên nước muối sinh lý để rửa mũi cho con cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

dùng xi lanh để vệ sinh khi trẻ bị sổ mũi rất nguy hiểm

                Rửa mũi thường xuyên bằng xi lanh dễ khiến bé bị tổn thương mũi

Mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ

Rất nhiều mẹ áp dụng phương pháp này để hút dịch đờm ra khỏi mũi trẻ khi thấy trẻ khó thở, khò khè. Tuy nhiên, cách này thực chất có thể đem lại mầm bệnh từ mẹ lây sang cho bé và khiến cho tình trạng bệnh của con ngày một nặng thêm.

Nhỏ nước ép tỏi cho con

Một số mẹ bỉm thường truyền tai nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của con để “tiêu diệt” vi khuẩn.

Các bác sĩ cho rằng việc làm này sẽ đe dọa sức khỏe trẻ do nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, trong tỏi chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm và có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Thế nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

Xông mũi bằng thảo dược

Dùng thảo dược để điều trị cho trẻ bị sổ mũi tuy an toàn và giúp con nhanh khỏi bệnh nhưng việc tự ý xông mũi ở nhà rất nguy hiểm vì không phải ai cũng biết cách. Các loại thuốc xông mũi hay thảo dược đều có thành phần kháng sinh, kháng viêm nên dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi và khiến trẻ bị đường hô hấp.

trẻ bị sổ mũi nặng hơn nếu mẹ chăm sóc bé sai cách

        Có nhiều cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi không đem lại hiệu quả như mong muốn

Nếu mẹ dùng các loại thảo dược để xông mũi cho trẻ thì càng nguy hiểm không kém, bởi với những bé có cơ địa dị ứng như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nếu nguyên liệu xông và liều lượng không phù hợp có thể gây kích ứng, bộc phát cơn suyễn cấp gây co thắt phế quản rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Tương tự như các phương pháp khác, việc tự ý nhỏ mũi cho con cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có thể bị tác dụng phụ như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.

Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời chứ không nên điều trị tại nhà theo các lời truyền miệng mẹ nhé.

Những điều bố mẹ cần lưu ý với bệnh sổ mũi của bé

  • Hãy luôn giữ ấm cho bé nếu thường xuyên cho trẻ nằm điều hòa, đặc biệt là vùng cổ, ngực và giữ ấm vùng mũi.
  • Bố mẹ hãy nhớ luôn đeo khẩu trang hoặc che kín người trẻ khi đi ra đường để giữ ấm mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
  • Nếu như bé có biểu hiện chảy nước mũi kéo dài, kèm theo dấu hiệu trẻ bị sốt và nước mũi đặc gây khó thở nên đi kiểm tra các bác sĩ chuyên khoa.

trẻ bị sổ mũi xanh và sốt cao

Khi trẻ bị sổ mũi kèm theo dấu hiệu thân nhiệt tăng cao, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay

  • Nếu như trẻ bị sổ mũi, kèm theo viêm họng và ho có đờm thì hãy đưa bé để bác sĩ để khám bệnh và tuyệt đối không cho bé uống thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Bố mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý và rửa mũi cho trẻ một tuần 1 -2 lần là đủ.

Nguồn:Conlatatca.vn