Bảo vệ sức khỏe cho bé từ các lưu ý về dinh dưỡng

853

Bảo vệ sức khỏe cho bé luôn cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày, những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong bài viết này tuy rất đơn giản nhưng lại thường “bị quên” trong cuộc sống bận rộn. Hãy giúp con tập những thói quen tốt và tránh xa những thói quen xấu khi ăn uống!

1. Bảo vệ sức khỏe cho bé bằng việc rữa tay trước khi ăn

Suc khoe cho be

Đây là một bước cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn giữ gìn sức khỏe cho bé và bảo vệ con khỏi các nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp….Bởi vì, phần lớn vi khuẩn gây bệnh đều tập trung ở bàn tay khi bé tiếp xúc với môi trường xung quanh. Vì thế, trước mỗi bữa ăn, bạn hãy nhắc trẻ rửa tay thật sạch, dần dần trẻ sẽ có được phản xạ tự rửa tay mà không cần nhắc nhở. Đừng quên hướng dẫn cho trẻ rửa tay đúng cách để đạt hiệu quả vệ sinh tốt nhất.

2. Không uống nhiều nước có gas vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

bao ve suc khoe cho be

Hầu như đứa trẻ nào cũng yêu thích nước ngọt có gas, tuy nhiên, chúng không hề tốt cho sức khỏe và chứa lượng đường rất cao. Bạn nên khuyến khích trẻ uống các loại thức uống có lợi như nước ép trái cây, sữa và các loại ngũ cốc dinh dưỡng…Thay vì nước ngọt, một ly thức uống lúa mạch Nestlé MILO vào bữa ăn vặt chẳng hạn sẽ giúp con bạn vừa giữ được sức khỏe vừa ngon miệng.

3. Hạn chế vừa ăn vừa xem tivi cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho bé

Vừa xem tivi vừa ăn khiến trẻ mất tập trung, ăn chậm, nhai không kỹ (nguyên nhân của chứng đầy hơi, chướng bụng) hoặc thậm chí là biếng ăn. Chính vì vậy, mẹ nên sắp xếp một khung giờ riêng biệt để con xem tivi, không nên xem trong lúc ăn. Một gợi ý dành cho bạn: hãy cho bé tham gia bữa ăn cùng gia đình ngay từ khi còn ăn dặm với bột ăn dặm Nestlé CERELAC. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen ăn uống đúng giờ và tập trung ăn cho xong bữa, giúp giữ sức khỏe cho bé. Đồng thời, bữa ăn gia đình sẽ ngọt ngào và hấp dẫn hơn khi có đông đủ thành viên cùng quây quần, đúng không nào?

4. Giảm đồ ngọt vì sức khỏe của bé

bao ve suc khoe cho be

Tương tự như nước ngọt có gas, ngoài năng lượng, đồ ngọt không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà chúng còn là “thủ phạm” của việc: tăng nguy cơ sâu răng, béo phì, chán ăn…Do đó, bạn cần giới hạn thời gian và loại đồ ngọt mà con có thể ăn, đồng thời, hướng cho bé những thực phẩm thay thế các món ngọt, như: thay vì cho bé ăn kẹo, bạn có thể cho con ăn táo hoặc lê, thay vì 1 thanh sô cô la béo ngậy thì 1 ly sữa chua cùng KOKO KRUNCH lại hấp dẫn và bổ dưỡng hơn nhiều. Như vậy, bạn không phải “cắt cữ ăn vặt” của con mà vẫn bảo vệ được sức khỏe cho bé.

5. Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều món

Các bạn nên tập cho trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn đa dạng từ rau củ đến thịt cá ngay từ nhỏ. Khi lớn lên, trẻ sẽ không kén chọn món ăn, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn do nạp đầy đủ chất dinh dưỡng. Ban đầu, bạn nên cho trẻ nếm từng ít một, nếu trẻ không quen hãy tập lại vào dịp khác. Không nên thúc ép quá nhiều sẽ làm trẻ sợ hãi và ám ảnh với món ăn đó.

Bên cạnh các thói quen tốt, tập cho trẻ có nền tảng về cách cư xử tốt trong bữa ăn cũng rất quan trọng đấy nhé. Khi trẻ bắt đầu nhận thức tốt, bạn có thể dạy trẻ phụ dọn bàn ăn cho cả nhà, nhường nhịn và chia sẻ thức ăn,… Trong khi ăn, hãy sắp xếp cho trẻ vị trí của riêng mình, đến giờ ăn trẻ sẽ tự biết chỗ ngồi mà không cần phải gọi mẹ. Mong rằng những gợi ý trên có thể giúp bạn xây dựng những thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ và xây dựng nên tảng bảo vệ sức khỏe của bé thật tốt cho tương lai.

Nguồn: Gia Đình Nestlé tổng hợp

Ảnh: Tiny Pic