Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

1044

Nổi mẩn đỏ là gì?
Nổi mẩn là tên gọi chung của nhiều dạng thương tổn da khác nhau, có thể là các sẩn phù như mề đay hoặc là những mụn li ti nhỏ.
Da của trẻ sơ sinh có thể có nhiều thay đổi trong bốn tuần đầu của cuộc đời. Hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là lành tính và tự giới hạn, nhưng xuất hiện những biểu hiện kháckèm theo lại rất nguy hiểm, cần bác sĩ khám để chẩn đoán nguyên nhân lây nhiễm hoặc do bệnh tật nào đó. Mẹ nên để ý những thay đổi trên da của bé hay gặp trong giai đoạn này để biết khi nào nên khám bác sĩ nhé!

Một số nguyên nhân hay gặp làm trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là :

1/ Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Erythema Toxicum Neonatorum)

Là bệnh lành tính, tự giới hạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 40 đến70 %, phổ biến nhất ở trẻ sinh ra và cân nặng dưới 2500 g.Các biểu hiện có thể thấy sau khi sinh nhưng thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.

  • Bé có các biểu hiện:

– Tổn thương là những dát đỏ, sẩn đỏ có đường kính 2-3mm, mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng gì. Số lượng và vị trí tổn thương thay đổi tuỳ từng trường hợp.
– Triệu chứng toàn thân: không sốt, không có các triệu chứng về thần kinh.

  • Nguyên nhân: không rõ.
  • Vị trí thường gặp nhất là ở mặt, thân người, gốc chi; hiếm khi có tổn thương ở gan bàn tay, gan bàn chân, niêm mạc. Tổn thương tự thoái lui sau 5-14 ngày và không để lại dấu vết gì.
  • Điều trị :Đây là bệnh lành tính, tự giới hạn, không cần điều trị.

2/ Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh:

Mụn trứng cá chiếm tỷ lệ khoảng 20% trẻ sơ sinh và thường khởi phát ở tuần thứ 3.

  • Biểu hiện:Thương tổn là là các sẩn đỏ viêm và mụn mủ như mụn trứng cá, còn thương tổn dạng nang hiếm khi xảy ra.
  • Vị trí thường gặp nhất là ở mặt, trán…
  • Nguyên nhân: được cho là do sự kích thích androgen của tuyến nhờn bởi các hormone mẹ.
  • Điều trị: thường không cần thiết vì tổn thương tự hết trong vòng 1-3 tháng. Tuy nhiên, các chế phẩm mụn trứng cá có thể được sử dụng với nguy cơ tối thiểu trong các trường hợp nặng hoặc kéo dài.

3/ Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh ?

  • Bé có các biểu hiện: trên nền hồng ban có hiện tượng bong tróc vảy nhỏ màu vàng , nhờn, giới hạn tương đối rõ.gây ra biểu hiện ngứa gây ra cảm giác khó chịu cho bé.
  • Vị trí : tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã như trên da đầu, ở mặt và vùng thân trên cơ thể, vì vậy được gọi là bệnh viêm da tiết bã.
  • Nguyên nhân: do nấm Malassezia spp gây ra phản ứng viêm.
  • Điều trị: các BS sẽ chỉ định các thuốc bôi tùy theo diện tích, mức độ và có bội nhiễm kèm theo hay không.

trẻ sơ sinh bị  mẩn đỏ

4/ Hăm:

Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều,do ứ đọng nước tiểu,ứ đọng phân do tiêu chảy.

  • Bé có các biểu hiện:

– Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ sát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
– Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương,làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.

  • Vị trí: các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn(khi trẻ bị tiêu chảy)
  • Điều trị: đa phần tự hết nếu giữ gìn vệ sinh tốt, tránh ẩm ướt, nếu nặng bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi.

5/ Nhiễm trùng da:

Nhiễm trùng da do vi trùnglàchẩn đoánphổbiếnnhất ở cáctrẻcóvấn đề về da, chiếmkhoảng 17%các trường hợp đến phòng khám.

5.1. Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng da:

Dựa vào nguyên nhân,các bác sĩ chia ra:

  • Vi trùng.
  • Virus:gặp ở  một số bệnh như là mụn cóc, thủy đậu, bệnh sởi,…
  • Nấm: như candida, nấm hắc lào,..
  • Ký sinh trùng:như ghẻ.

5.2/ Các triệu chứng của từng loại nhiễm trùng da ở trẻ

***Những loại nhiễm trùng da:

Có nhiều loại vi trùng có thể gây tổ thương da,nhưng hay gặp là tụ cầu vàng và liên cầu beta tan huyết nhóm A

Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, những bệnh hay được đề cập như:chốc,mụn nhọt, viêm mô tế bào, viêm quầng,..

+ Triệu chứng chung của các bệnh nhiễm trùng da,nhìn chung bé có một số tổn thương như:

  • Vùng da tổn thương sưng ít hay nhiều, có ranh giới rõ hoặc không, có hiện tượng nóng đỏ và đau.
  • Sẩn đỏ,mụn mủ, mụn nước, bóng nước.
  • Từ các mụn nước,bóng nước hóa mủ và vỡ ra thành các vết loét hoặc vết trợt da,làm mủ.
  • Hạch có thể to và đau liên quan đến vùng bị nhiễm trùng….
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ đến cao, mệt mỏi, biếng ăn….

+Vị trí:có thể gặp rải rác hoặc khu trú, nếu viêm nang lông thì khu trú ở vùng lông,tóc.

+Biến chứng: khi tổn thương lan rộng, vi trùng theo dòng máu có thể gây: Viêm nội tâm mạc, viêm xương tủy xương, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, thấp khớp cấp (do liên cầu), nhiễm độc nặng, nhiễm trùng máu, dễ gây tử vong (do tụ cầu).

***Nhiễm trùng da do virus:

  • Có thể có sốt,nổi hạch đi kèm,
  • Trẻ có thể có dấu hiệu đau đầu,biếng ăn, uể oải,
  • Nôn ói,tiêu chảy hoặc sổ mũi ho khan,..
  • Tổn thương thường biểu hiện dưới dạng ban (Sởi,Rubella…), mụn nước (Thủy đậu, bệnh tay chân miệng…,)

***Nhiễm trùng da do nấm:

  • Thường gây ngứa hoặc đôi khi ít ngứa.
  • Tổn thương là dạng đốm hay một mảng có màu trắng, màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu,sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn,
  • Nấm hắc lào: vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước.

5.3/ Yếu tố thuận lợi:

  • Thời tiết nóng bức, độ ẩm cao làm tăng tiết mồ hôi và làm chậm thoát mồ hôi ở da, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus nấm… phát triển và gây nhiễm trùng da ở trẻ.
  • Vệ sinh da chưa tốt.
  • Tổn thương da: do té, do gãi gây trầy xước da.
  • Do trẻ sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài trong các bệnh như hội chứng thận hư, hen suyễn,…
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (nhiễm HIV/AIDS)

5.4/ Điều trị nhiễm trùng da ở trẻ:

các trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và mức độ để điều trị bằng thuốc uống hay vừa uống và bôi thuốc.

6/ Chàm sữa:

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng.

  • Bé có các biểu hiện:

– Ban đầu là hồng ban và làm da trở nên khô,thô ráp có vẩy và ngứa,sau đó có mụn nước, đỏ,  rỉ dịch, đóng mày và tróc vảy.
– Làm bé ngứa ngáy khó chịu và có thể làm khó ngủ.
– Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi.

  • Vị trí: thường thấy là ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, chân tay…
  • Điều trị: trường hợp nhẹ như da khô, đỏ nhẹ, không rỉ dịch, mẹ có thể bôi cho bé cetaphil lotion hay No-rash cream, nếu có rỉ dịch, bé khó chịu nhiều mẹ nên cho bé khám bác sĩ da liễu nhé!

7/ Rôm sảy

Rôm sảy là biểu hiện ở trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ với nhiều sẩn nhỏ, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn như đầu đinh ghim, lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc.Bé có thể bị ngứa ngáy biểu hiện khó chịu, quấy khóc.

  • Vị trí ở vùng đầu, cổ và vai, lưng và các nếp gấp của cơ thể.
  • Nguyên nhân do bít tắc tuyến mồ hôi gây ra rôm sảy.
  • Điều trị: đa phần tự hết nếu giữ gìn vệ sinh tốt, tránh môi trường nắng nóng, nếu nặng khi có dấu hiệu bội nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi.

Tóm lại:

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt hay các vị trí khác trên cơ thể có thể là dấu hiệu báo hiệu da bé đang còn non nớt, nhưng đôi khi có thể là bệnh lý, nếu như mẹ thấy biểu hiện bé khó chịu bứt rứt hoặc khóc hay sốt đi kèm…thường là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên cho bé khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé! Đừng nên chủ quan mẹ nhé!

Nguồn:Huggies