Cách xử lý khi trẻ 2 tuổi hóc xương cá bài bản, đúng chuẩn

679

Trẻ 2 tuổi hóc xương cá là một tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng xương cá không được lấy ra sớm sẽ gây ảnh hưởng viêm nhiễm đến cổ họng và thực quản của trẻ. Do đó, mẹ cần “đút túi” ngay cách xử lý chuẩn sau đây.

Tình trạng hóc dị vật khi ăn thường gặp ở các bé từ 1 đến 3 tuổi bởi giai đoạn này con vẫn chưa nhận thức được cái gì nên ăn và không nên ăn. Tình trạng hóc xương cá sẽ xảy ra ít nhất 1 lần trong đời trẻ nên mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ 2 tuổi hóc xương cá nhé.

Dấu hiệu cho thấy trẻ 2 tuổi hóc xương cá

Các bé 2 tuổi vẫn chưa thể nói rành mạch nên con không thể nào cho mẹ biết được khi mình mắc xương. Do vậy, khi cho bé ăn, mẹ nên tinh ý quan sát những biểu hiện thất thường của con và nhanh chóng ứng biến nếu con có dấu hiệu sau:

  • Khi trẻ đang ăn ngon miệng mà đột ngột dừng lại tỏ vẻ khó chịu.
  • Con quấy khóc và dùng tay gạt thức ăn khi mẹ đút ăn.
  • Nếu xương hóc ở cuống họng, con sẽ không nuốt được nước bọt và chảy dãi.
  • Bé hay sờ tay lên cổ và không chịu chơi.
  • Nặng hơn là trẻ có thể bị tắt tiếng và khàn giọng.

trẻ 2 tuổi bị hóc xương cá sẽ bỏ bữa ngang

Khi trẻ 2 tuổi bị hóc xương cá thì con sẽ không muốn ăn nữa

Mẹ ứng phó thế nào khi trẻ 2 tuổi hóc xương cá?

Mẹ đừng chủ quan khi trẻ 2 tuổi hóc xương cá, ở vị trí bị xương cắm vào có thể bị viêm nhiễm nặng và gây ra các cơn viêm họng và khiến trẻ bị sốt cao. Hãy nhanh tay thực hiện những bước sau:

Trước tiên, khi bé hóc xương sẽ tỏ vẻ khó chịu ra mặt, bố mẹ nên hợp tác với nhau để trẻ mở miệng to và dùng đèn pin để quan sát vị trí của xương. Nếu may mắn bố mẹ có thể sẽ thấy được phần xương ghim vào nướu hoặc cổ họng con. Một tay ôm bé để con không cựa quậy, một tay bố mẹ dùng kẹp gắp ra. Nếu như mẹ không thấy xương cá thì tốt nhất vẫn là đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.

Nếu mẹ sợ kẹp làm tổn thương bé thì có thể dùng tay sạch sẽ của mình để cho vào trong miệng trẻ. và nhớ chặn lưỡi lại để khiến cho trẻ nôn mửa ra ngoài. Trong trường hợp trẻ hóc xương quá lớn hay quá nhỏ thì tốt hơn nên đưa con đến bác sĩ. Tuyệt đối không áp dụng các cách dân gian như cho trẻ nuốt cơm, uống nước hay ngậm viên vitamin vì chúng có thể khiến con nghẹn và sặc rất nguy hiểm.

trẻ 2 tuổi bị hóc xương cá

Để tránh tình trạng trẻ 2 tuổi bị hóc xương cá, mẹ nên cho con ăn các loại cá ít xương

Cách phòng tránh hóc xương cá ở trẻ

Khi trẻ đã ăn được nhiều món khác nhau rồi thì mẹ hãy lưu ý khâu chế biến nhé. Khi cho con ăn cá mẹ nên chế biến theo nguyên tắc sau:

  • Mẹ nên cho trẻ ăn những loại cá lớn, thịt nạc cá ít xương, và cá có xương lớn để dễ gỡ.
  • Tốt nhất là mẹ nên hấp chín cá trước khi lọc xương và dùng rây lọc lại lần nữa để chắc chắn không còn xương dăm nhỏ trong cá.
  • Mẹ cũng có thể phòng tránh trường hợp trẻ 2 tuổi  bị hóc xương bằng cách hầm nhừ cá cho rục xương rồi lọc lại bằng rây
  • Mẹ nên dặn dò đối với trẻ lớn mỗi khi trẻ ăn cá và với trẻ nhỏ mẹ phải gỡ xương kỹ càng rồi mới cho trẻ ăn.
  • Với các bé lớn và biết nhận thức thì mẹ cũng nên dạy trẻ cách tự lọc xương khi ăn cá.

Nguồn:Conlatatca.vn