Mẹ biết đấy, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên bị thức giấc, quấy khóc, khó ngủ… có thể bé đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và việc tăng cân ở trẻ. Mẹ nên tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết sau đây để chăm sóc giấc ngủ cho con tốt hơn nhé.
Các chỉ số rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Bình thường bé có thể mất một chút thời gian để ổn định trước khi đi ngủ, tuy nhiên nếu mẹ thấy bé đi vào giấc ngủ rất khó khăn, hay trằn trọc, ngủ không ngon thì rất có thể bé đã bị mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
Những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ thường thấy như:
+ Bé nằm trên giường nhưng không thể nhắm mắt ngủ. Bé liên tục đòi cái này, cái kia suốt cả buổi tối.
+ Bé chỉ có giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút là lại tỉnh, ngay cả vào ban đêm.
+ Bé bị ngứa chân vào ban đêm.
+ Bé có tiếng ngáy to.
Giấc ngủ bình thường của trẻ sơ sinh như thế nào?
+ Bé từ 0-3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé thường có giấc ngủ ngắn, hay thức dậy vào giữa đêm vài lần để đòi ăn và chơi chốc lát, sau đó lại có thể chìm vào giấc ngủ.
+ Bé từ 6-12 tháng
Từ 6 tháng tuổi trở đi, đa số bé sẽ ngủ suốt đêm và chỉ thức vào ban ngày. Đến khi gần được một tuổi, bé có xu hướng ngủ liên tục hơn vào ban đêm và có vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
+ Ngoài sinh nhật đầu tiên
Khi mới chập chững biết đi, bé thường có giấc ngủ trưa dài hơn thay vì hai giấc ngủ ngắn.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Mỗi giai đoạn phát triển, sự thay đổi về cơ thể và tâm trí có thể khiến trẻ ngủ không ngon giấc, chẳng hạn như:
+ Khi bé đang trải qua nỗi lo lắng bị cách ly khỏi mẹ và muốn được mẹ ôm ấp vào giữa đêm: Bé cần thời gian để thích nghi với việc ngủ riêng và quên dần sự hiện diện của mẹ vào ban đêm. Lúc này, ngay cả việc duỗi chân tay hay thay đổi tư thế ngủ cũng làm bé tỉnh giấc và có thể quấy khóc đòi mẹ.
+ Khi bé trải qua một ngày quá mệt mỏi hoặc quá phấn khích: Ban ngày nếu bé hoạt động quá nhiều hoặc có sự việc nào đó khiến bé vô cùng phấn khích thì vào ban đêm bé sẽ dễ bị tỉnh giấc.
+ Khi bé ăn thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine: Những loại nước uống hoặc kẹo bánh có thành phần từ caffeine, hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ cũng dễ làm bé khó ngủ.
+ Thay đổi môi trường sống: Việc chuyển nhà đến nơi ở mới, hoặc ngủ ở một nơi xa lạ khiến bé lạ nhà khó ngủ.
+ Do bệnh tật: Nếu bé bị bệnh dị ứng, cảm cúm, nghẹt mũi, hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hay gặp ác mộng, mộng du hoặc hội chứng chân không yên… cũng khiến bé khó ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ và các triệu chứng
Nếu thi thoảng bé bị ốm hoặc ban ngày hoạt động quá nhiều nên đêm ngủ không ngon giấc là bình thường, mẹ chỉ cần điều chỉnh cho bé sinh hoạt và vui chơi điều độ hoặc chữa khỏi ốm cho bé là được.
Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bé bị phụ thuộc vào mẹ, không thể tự ngủ thì mẹ cần để ý kỹ xem con có bị mắc các chứng này không nhé.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ xảy ra cả ở người lớn và trẻ nhỏ nhưng đặc biệt gây nguy hiểm với trẻ con, nhất là các bé sơ sinh. Chứng này thường làm bé ngưng thở khi đang ngủ khoảng 10 giây trở lên, khiến bé bị tỉnh giấc.
Nếu mẹ thấy con có các dấu hiệu như ngáy to, ngủ hở miệng và thường xuyên ngủ gật, mệt mỏi, lờ đờ vào ban ngày, thì rất có thể bé đã mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Mẹ hãy đưa con đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Mẹ nên biết rằng, ngưng thở khi ngủ có thể gây ảnh hưởng đến học tập và hành vi của bé, đặc biệt khiến bé có thể gặp phải các vấn đề về tim.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (RLS) thường xảy ra ở tuổi trưởng thành nhưng theo nghiên cứu, đôi khi nó cũng xảy ra ở thời thơ ấu. Mẹ có thể nhận biết con mắc phải hội chứng chân không yên qua các dấu hiệu như:
Bé hay nói với mẹ là cảm giác như có con bọ đang bò trên chân khiến bé khó chịu và phải cử động chân liên tục.
Nếu bé mắc phải hội chứng chân không yên, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
Bé hay gặp ác mộng và bị kích động mạnh với những biểu hiện như la hét, khóc toáng lên, hoảng loạn, thậm chí chạy khỏi giường làm cả nhà tỉnh giấc, hoặc bé bị mộng du hay đi lang thang trong nhà. Khi bé hoàn toàn tỉnh táo sẽ không còn nhớ được những gì đã diễn ra trong đêm.
Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường gây ra ác mộng cho bé trong khoảng 90 phút sau khi đi ngủ và hiện chưa có phương pháp điều trị. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp bé giảm hội chứng giấc ngủ kinh hoàng bằng cách cho bé ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên ôm ấp, vỗ về, trấn an bé, kể cho bé nghe những câu chuyện vui trước khi ngủ hoặc cho bé nghe những bài hát với giai điệu êm dịu để đi vào giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sinh hoạt vào ban ngày của bé. Không những thế, nó còn làm bé chậm lớn và khiến mẹ mệt mỏi vì phải thức cùng bé vào ban đêm. Nếu bé thường xuyên khó ngủ, quấy khóc vào đêm, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay nhé.
Nguồn:Marry BaBy