Bà bầu bị gout nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe trong thai kỳ?

878

Mang thai là thời điểm rất nhạy cảm, cơ thể người phụ nữ có thể gặp vô vàn vấn đề và bà bầu bị gout chính là một trong những bệnh khá phổ biến. Bởi khi mang thai mẹ bầu thèm ăn đủ thứ, việc nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất nhưng chính cơ thể cũng lại không đào thải được hết những chất dư ra ngoài, làm tăng nồng độ axit uric trong máu và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh gout.

Tác hại khi bà bầu bị gout

Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn, thực phẩm giàu purine chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị gout. Theo đó thì mức axit uric bình thường đối với phụ nữ là 150 µmol/L đến 360 µmol/L. Nếu xét nghiệm phát hiện chỉ số axit uric tăng trên mức quy định thì mẹ cần báo cho bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm.

Nếu bà bầu bị gout không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác trong thai kỳ mang thai như:

Làm tăng huyết áp

Tại sao bà bầu bị gout?

             Bà bầu bị gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao sẽ gây ra tình trạng chênh lệch áp suất và dẫn đến tăng huyết áp khi mang thai. Tình trạng này nếu đặc biệt nghiêm trọng khi huyết áp quá cao do gout sẽ dẫn đến tiền sản giật vào sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị gout cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bởi cơ thể của bạn lúc này không thể tự sản xuất hoặc sử dụng insulin nội tiết tố để điều chỉnh lượng đường trong máu cho phù hợp. Và khi lượng đường này quá dư thừa nó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trên cơ thể em bé, làm tăng nguy cơ thai nhi bị béo phì. Bên cạnh đó, tiền đái tháo đường cũng có thể khiến cho cơ quan nội tạng bên trong cơ thể và quá trình chuyển dạ trở nên phức tạp, nguy hiểm cho mẹ bà bé.

Bà bầu bị gout phải làm sao để khắc phục?

Sau khi xét nghiệm thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bà bầu bị gout cách điều trị khác nhau. Đối với phụ nữ mang thai thì được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc, trừ những loại thuốc bổ sung vitamin vì thuốc có chứa tác dụng phụ dễ gây dị tật thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu bị gout nên có cách xử lý khác an toàn và phù hợp hơn.

Bà bầu bị gout phải làm sao?

                 Bà bầu bị gout nên đi khám ngay và có hướng điều trị kịp thời

Thường thì khi bà bầu bị gout sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở các khớp chân, khớp gối, khiến các chị em hết sức đau đớn, khó đi lại. Vì vậy, đầu tiên hãy tìm cách xoa dịu cơn đau này và từ từ điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để bệnh khỏi hẳn là được.

Chườm đá vào các khớp bị sưng đau

Việc sử dụng đá chườm vào các khớp gout rất có lợi trong việc giảm sưng, đồng thời cũng giảm bớt được dấu hiệu viêm nhiễm khác. Nước đá có tác dụng làm mát giúp các mao mạch của khớp được thư giãn.

Lưu ý để việc chườm đá có hiệu quả thì tốt nhất mẹ nên cho đá vào trong túi vải hoặc khăn để chườm chứ không nên cho đá trực tiếp lên các khớp thì có thể khiến cho các mô dễ bị tổn thương.

Một mẹo khác cũng khá hiệu quả và an toàn đó là bạn dùng một túi đậu Hà Lan đông lạnh rồi chườm lên chỗ đau. Mỗi ngày chườm 3 – 4 lần, mỗi lần 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa viêm và giảm đau hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đầy đủ chất và các chất phải được cân bằng chứ không để dư thừa một chất nào cả. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng một chế độ ăn uống hoàn hảo nhất.

Nghỉ ngơi hợp lý

Bà bầu bị gout thì điều cấm kỵ nhất là vận động mạnh, vì thế hãy chú ý nghỉ ngơi, chọn những cách vận động nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các khớp gout.

Nguồn:Conlatatca.vn