Bổ sung nước điện giải ion kiềm, tăng cường hệ miễn dịch mùa cúm

554

Theo các chuyên gia, thời điểm mùa xuân khi nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn, độ ẩm cao, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cũng thấp.

Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Thế nên, thời tiết ấm, nồm và ẩm ướt của mùa xuân là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, virus và côn trùng truyền bệnh phát triển, gây nên các loại bệnh truyền nhiễm cho con người. Ngoài các bệnh phổ biến như cảm cúm, sổ mũi, các căn bệnh khác như viêm màng não mủ, bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, rubela, sốt xuất huyết, tay chân miệng… cũng có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và trở thành dịch. Tỷ lệ nhập viện tăng cao dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho người dân và xã hội như chi phí y tế tăng, ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, mất thời gian thăm khám chữa bệnh, bác sỹ và bệnh viện phục vụ không xuể do quá tải .v.v. Do đó, nhu cầu nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng và giảm thiểu tác hại do dịch bệnh truyền nhiễm trong dân cư càng trở nên bức thiết.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …) tại các cơ sở y tế đủ điều kiện, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân các biện pháp sau:

1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, tăng cường nhóm rau xanh và hoa quả cũng như các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên và tác dụng phòng ngừa như: hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng… Ngoài ra có thể bổ sung các dạng siro hay cốm đa vitamin khoáng chất cho trẻ em, hay viên đa vitamin khoáng chất cho người lớn giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Lưu ý đặc biệt là cần đảm bảo an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ăn thức ăn nấu chín.

Ảnh minh hoạ

Về nước uống, ngoài việc uống đủ lượng nước mỗi ngày, việc bổ sung nước ion kiềm đều đặn mỗi ngày cũng rất có ích. Nước ion kiềm có độ pH 9.5 giúp trung hòa axit dư thừa, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Ngoài ra, trong nước ion kiềm có rất nhiều thành phần hydrogen giúp tăng cường sức đề kháng, loại bỏ gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch được củng cố chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh của môi trường.

2. Rèn luyện thể thao đều đặn

Không chỉ quan tâm tới ăn uống, mà việc luyện tập thể thao, duy trì lối sống lành mạnh giúp nâng cao thể lực và giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống cũng hết sức quan trọng. Tuy mỗi người có một thể trạng khác nhau, giới hạn luyện tập cũng khác nhau, nhưng khoa học đã chứng minh rằng những người thường xuyên rèn luyện một môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga, khí công … ít bị cảm lạnh hơn so với người không tập luyện. Nếu có bị ốm, người tập luyện thể thao cũng nhanh chóng hồi phục hơn.

Theo BS. CKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, khi tham gia tập thể dục thể thao, chúng ta phải lưu ý đến các vấn đề cung cấp đủ dinh dưỡng và nước. Trong quá trình luyện tập, các nhóm cơ cần hoạt động đồng nghĩa với việc nhu cầu cung cấp đủ năng lượng và nước sẽ nhiều hơn. Đồng thời, cơ thể cũng sẽ mất nước qua hơi thở và da. Nếu tham gia hoạt động thể thao ở cường độ trung bình, trong 1 giờ tập luyện mỗi người nên uống thêm tối thiểu là 500ml, và khoảng 1.000ml nước ở cường độ cao. Khi tập luyện thể thao, cơ thể tự sản sinh ra nitơ, đó là chất cơ thể cần phải có nước để làm dung môi cho các phản ứng hóa học trong nội tế bào và ngoại bào xảy ra một cách thuận lợi, như vậy mới không bị độc tích tụ trong cơ thể.

Ảnh minh hoạ

Việc bổ sung nước trong quá trình luyện tập là rất quan trọng. Trong đó, nước ion kiềm có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, 0.5 nano mét dễ dàng len lỏi và thấm sâu vào từng tế bào giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, theo BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp, nước ion kiềm được ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ điện phân tiên tiến của Nhật Bản, có tác dụng bổ sung thêm điện giải cho người tập thể thao.

3. Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực

Bên cạnh duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, mỗi người cần có một tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, lạc quan không chỉ làm cho cuộc sống vui vẻ mà còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp con người có thể tránh được bệnh tật. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự liên quan chặt chẽ giữa trạng thái tâm lý và trạng thái thể chất của con người. Khi lạc quan, hệ miễn dịch tế bào cũng mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn đối với các vi rút hoặc vi khuẩn xâm lấn. Ngược lại, khi sự lạc quan giảm, miễn dịch tế bào cũng giảm theo.

Ảnh minh hoạ

Nói tóm lại, việc cải thiện hệ miễn dịch giúp cho cơ thể chống chọi với các bệnh tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính không lây. Nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể hồi phục nhanh, tốt hơn khi mắc bệnh, từ đó, làm giảm thời gian điều trị, mức độ bệnh, góp phần làm giảm gánh nặng về thời gian chăm sóc y tế cũng như chi phí của gia đình và xã hội.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-nuoc-dien-giai-ion-kiem-tang-cuong-he-mien-dich-mua-dich-cum-n169169.html