Các bước quan trọng khi dạy bé tập đi xe đạp nhanh và an toàn nhất

951

Bước đầu tập xe đạp sẽ khá khó khăn đối với trẻ. Vì thế, bố mẹ cần biết cách dạy bé ngay từ những bước thăng bằng đầu tiên để bé không cảm thấy sợ hãi. Một số mẹo giúp bé tập đi xe đạp hai bánh trong bài viết dưới đây có thể sẽ hỗ trợ bố mẹ phần nào!

Tập chạy xe đạp cho bé là cơ hội để bé có thể rèn luyện thể chất và khả năng phản xạ. Lúc đầu, mẹ có thể để bé tập đi xe đạp 3 bánh hỗ trợ để con làm quen với phương tiện mới.

Lựa chọn loại xe phù hợp cho bé

Đầu tiên, để có cách dạy con tập đi xe đạp dễ dàng, hãy chọn một chiếc xe phù hợp với cân nặng và độ tuổi của bé. Nếu con chưa chạy xe đạp bao giờ, bố mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách lắp thêm bánh phụ để con học cách điều khiển tay lái trước.

  • Đối với những bé từ 4 – 6 tuổi, bạn nên chọn xe có đường kính bánh xe khoảng 35 – 40cm.
  • Mẹ hoặc bố hãy kiểm tra chiều cao của xe trước khi mua,  làm sao để khi bé ngồi trên xe có thể chạm được đất và khoảng cách từ yên xe đến mặt đất dễ dàng. Điều này sẽ tạo điều kiện để bảo vệ bé khi con vô tình té ngã, hạn chế được những nguy hiểm xảy ra.
  • Chú ý đến khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho khi bé ngồi, tay cầm ghi-đông thật thoải mái mà không phải rướn tay nhiều hay co tay lại gây mỏi.
  • Thử dùng tay lắc xem bánh xe có lỏng lẻo hay không và quan sát từ trước ra sau và ngược lại để xem khung xe có thẳng, cân đối không.

bé tập đi xe đạp

            Để bé tập đi xe đạp thuận lợi, mẹ hãy chọn cho con một chiếc xe phù hợp

Cách dạy bé tập đi xe đạp

Một trong những cách dạy con theo kiểu Nhật chính là để con tự lập và phát triển các kỹ năng cần thiết. Và tập chạy xe đạp chính là một trong số các hoạt động quan trọng để bé vui chơi ngoài trời, phát triển cơ bắp và tính cách hướng ngoại. Để bé tập đi xe đạp, đầu tiên bố mẹ cần:

  • Nếu bé chống chân không tới, hãy hạ thấp yên xe xuống để bé ngồi trên yên mà chân vẫn có thể chạm đất.
  • Tháo bàn đạp xe ra để bé tập cách đẩy xe lấy đà bằng chân trước.
  • Bố mẹ để bé ngồi trên yên và tự đẩy xe bằng hai chân, với những bước chân thật lớn giống như bước nhảy của con chuột túi.
  • Khi con đã quen với việc dùng hai chân đẩy xe, hãy lắp một bàn đạp trở lại. Giúp bé đặt một chân đặt lên bàn đạp, một chân vẫn di chuyển dưới đất đến thuần thục.
  • Hãy giữ đuôi xe hoặc điều khiển tay lái trong khi bé đạp xe, khi con đã tự đạp được thì bạn dần bỏ tay ra một lát, rồi lâu hơn.
  • Để khuyến khích bé biết cách giữ thăng bằng, bạn có thể hô to từng giây bé có thể chạy xe mà không cần giữ phía sau để tạo động lực cho bé.
  • Sau cùng lắp lại bàn đạp, cho bé ngồi lên xe và tự đi, tiếp tục giúp đỡ  bé bằng cách giữ vai bé để bé không ngã  và không bám vào xe đạp.
  • Trong giai đoạn đầu bạn có thể cho bé chạy xe với bánh nhỏ hỗ trợ phía sau, tuy nhiên khi con tự điều khiển được tay lái thì bố mẹ hãy tháo bánh xe ra để bé tự lấy thăng bằng.

Tập cho bé đi trên đường thẳng rồi đến đường cong

Giai đoạn đầu tập xe đạp cùng bé, bố mẹ chỉ nên chú tâm vào việc dạy bé lái theo đường thẳng. Hãy luôn nhắc nhở bé lái xe theo đường thẳng với phần đầu thẳng, mắt hướng về phía trước chứ không nhìn xuống chân.

Sau khi thấy bé đi đường thẳng vững, tiếp tục dạy bé chạy đường cua, vòng tròn. Bố mẹ hãy luôn miệng nhắc bé khi cua, cần chú ý quan sát và quẹo xe cần bẻ tay lái từ từ, giảm tốc độ để xe cua an toàn.

gia đình cùng bé tập đi xe đạp

              Bố mẹ cùng bé tập đi xe đạp sẽ giúp gắn kết mối quan hệ gia đình

Khi con đã biết chạy xe đạp rồi thì bố mẹ hãy khuyến khích bé vui chơi ngoài trời nhiều hơn để phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Tuy nhiên, không nên để bé đạp xe ở những nơi đông người qua lại và giao thông hỗn loạn.

Không chọn nơi gồ ghề nhiều sỏi đá hoặc có những vật dễ gây chấn thương để bé tập đi xe. Đảm bảo an toàn cho bé bằng cách đồng hành cùng con vào mỗi buổi tập xe sẽ giúp mối quan hệ gia đình được gắn kết và con phát triển thể lực khỏe mạnh hơn.

Nguồn:Conlatatca.vn